Chóng mặt khi đứng dậy là hiện tượng nhiều người gặp phải
Chóng mặt khi đứng dậy là gì?
Chóng mặt khi đứng dậy là một hiện tượng phổ biến, gọi là hạ huyết áp tư thế đứng. Đây là một hình thức của huyết áp thấp xảy ra khi đứng lên ngồi xuống. Tình trạng này có thể xuất hiện khi chuyển tư thế từ nằm sang ngồi hoặc ngồi sang đứng, huyết áp giảm xuống và khiến bạn cảm thấy hơi chóng mặt.
Thông thường máu chảy vào và đi ra khỏi tim sau đó luân chuyển khắp cơ thể. Khi chúng ta đứng, máu trong các mạch máu ở chân phải chống lại trọng lực để đi tới tim. Nhưng nếu bạn ngồi thì điều đó không xảy ra.
Vì vậy khi chuyển trạng thái đang ngồi lại đứng dậy máu đang đọng ở chân tạm thời khi bạn đứng lên và cơ thể cần thêm một chút thời gian để bù đắp bằng cách ép máu khỏi các tĩnh mạch lớn ở chân và quay ngược lại tim. Khoảnh khắc nhỏ này sẽ ảnh hưởng tới mắt, làm giảm oxy và đường mà máu cung cấp cho võng mạc gây ra hoa mắt chóng mặt.
Hạ huyết áp tư thế đứng gây chóng mặt khi đứng lên ngồi xuống
Toàn bộ các triệu chứng hạ huyết áp tư thế đứng gồm:
- Choáng váng và chóng mặt khi đứng lên ngồi xuống
- Mờ mắt
- Ngất xỉu
- Yếu chân tay
Đôi khi, có thể mất một lúc để huyết áp trở lại bình thường cho tới khi cơ thể kịp điều chỉnh và trở lại trạng thái cân bằng.
Nguy hiểm nhất khi gặp trạng thái này là bạn có thể bị ngã hoặc bị thương nếu bị ngất xỉu. Thay đổi huyết áp lớn cũng tiềm ẩn nguy cơ đột quỵ nếu dòng máu não bị gián đoạn thường xuyên.
Nguyên nhân gây ra chóng mặt khi đứng dậy
Mất nước cũng có thể gây ra hiện tượng hoa mắt chóng mặt khi đứng dậy
Tình trạng chóng mặt khi đứng dậy sẽ dễ tăng lên cùng với lão hóa tự nhiên. Khi tuổi tác tăng lên, các tế bào trong tim và động mạch giữ huyết áp ổn định phản ứng chậm hơn. Đối với người thường xuyên phải sử dụng thuốc điều trị bệnh tiểu đường hoặc bệnh tim, cũng có thể dễ dẫn tới chóng mặt khi đứng dậy.
Một số nguyên do có thể dẫn tới hạ huyết áp tư thế đứng gồm:
- Mất nước: Đối với nhiều người, tình trạng hạ huyết áp tư thế đứng là do bị thiếu nước. Khi bị mất nước, cơ thể sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc điều chỉnh để kiểm soát huyết áp.
Bạn sẽ có khả năng bị mất nước nếu tập thể dục cường độ cao, ở ngoài trời nắng nóng hoặc ngâm mình trong bồn nước nóng hay đang phục hồi sau khi bị cúm.
- Ăn quá no: Người cao tuổi dễ bị chóng mặt sau khi ăn một bữa ăn no. Dạ dày và ruột cần nhiều máu hơn để giúp tiêu hóa thức ăn, nên máu có thể chảy đến khu vực khác ít hơn. Khi cơ thể không thể điều chỉnh được điều đó, huyết áp có thể giảm xuống và gây ra cảm giác lâng lâng hoặc sắp ngất xỉu. Các bác sĩ gọi đây là chứng hạ huyết áp sau khi ăn.
- Bệnh tim và các tình trạng y tế khác: Một số vấn đề liên quan tới huyết áp như bị bệnh tim, các vấn đề về van tim, suy tim hoặc nhịp tim cực thấp có thể gây ra triệu chứng chóng mặt.
Một nghiên cứu về phụ nữ cao tuổi cho thấy hầu hết những người bị suy tim sung huyết đều giảm huyết áp đáng kể khi họ nghiêng người về phía sau, sau đó chuyển sang tư thế thẳng đứng. Huyết áp sẽ giảm thấp hơn nhiều so với người không bị bệnh tim hoặc các bệnh khác.
Thiếu máu hoặc mất máu có thể là nguyên nhân dẫn tới tình trạng chóng mặt khi đứng dậy.
Ngoài ra, sử dụng thuốc điều trị Parkinson, thuốc chống trầm cảm, thuốc chống loạn thần cho sức khỏe tâm thần và thuốc giãn cơ cũng làm giảm lưu lượng máu.
Phương pháp khắc phục nếu bạn bị chóng mặt khi đứng dậy
Nên thay đổi tư thế chậm để tránh té ngã khi đứng lên bất ngờ
Thay đổi tư thế chậm: Để giúp giữ được cân bằng hãy đứng lên chậm rãi. Tránh bắt chéo chân khi ngồi quá lâu. Khi đứng, bạn không nên đứng yên một chỗ, hãy di chuyển bàn chân và chân để cho máu được lưu thông.
Kiểm tra thuốc: Nhiều loại thuốc có thể có tác dụng phụ làm hạ huyết áp. Bạn nên hỏi bác sĩ về các loại thuốc đang sử dụng có khả năng gây hiện tượng này hay không. Bác sĩ có thể giúp giảm liều hoặc thay đổi loại thuốc không thật sự cần thiết.
Uống nước đầy đủ: Một nguyên nhân phổ biến khác là mất nước. Bởi trong máu chứa rất nhiều nước, thiếu nước sẽ làm giảm huyết áp. Điều này giúp giải thích tại sao chóng mặt khi đứng dậy khỏi giường vào sau khi ngủ là khá phổ biến. Uống nhiều nước trước khi đi ngủ không hẳn là giải pháp tốt nhất bởi có thể khiến bạn phải đi vệ sinh nhiều lần trong đêm. Vì vậy, cách tốt hơn là hãy uống nước ngay khi thức dậy.
Thay đổi thói quen ăn uống: Nếu chóng mặt xảy ra sau khi ăn, hãy thử ăn các bữa nhỏ nhưng thường xuyên hơn. Bạn cũng nên hạn chế lượng carbohydrate tiêu hóa nhanh mà bạn ăn trong mỗi lần, chặng hạn như bánh mì trắng và các loại thực phẩm khác được làm từ bột mì tinh chế, gạo trắng và đồ uống có đường.
Tập luyện thường xuyên: Tập thể dục nhẹ nhàng vào buổi sáng cũng có thể giúp lưu thông máu đi khắp cơ thể và hạn chế tình trạng tụt huyết áp.
Sử dụng thuốc điều trị: Tình trạng chóng mặt khi đứng dậy thường hiếm khi phải cần uống thuốc. Tuy nhiên, nếu bệnh diễn ra liên tục thì nên đi khám bác sĩ để được kê một số loại thuốc điều trị.
Thuốc hoạt huyết Đông y giúp tăng cường lưu thông máu phòng ngừa chóng mặt khi đứng dậy
Chóng mặt khi đứng dậy phần lớn do giảm lưu lượng máu lưu thông đi khắp cơ thể. Do vậy, sử dụng thuốc hoạt huyết Đông y để tăng cường lưu thông máu đi khắp cơ thể là một xu hướng mới để khắc phục tình trạng này.
Thuốc hoạt huyết Đông y có tác dụng bổ huyết hoạt huyết, giúp trị các chứng huyết hư, ứ trệ hiệu quả. Hiện bài thuốc được chuyển giao cho nhà máy chuẩn GMP-WHO sản xuất dạng viên nén tiện dụng.
Liều dùng phù hợp là mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 2 viên và người bị bệnh mạn tính thì nên uống thuốc liên tục ít nhất 3 tháng.
Hiện thuốc có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc.
HOẠT HUYẾT NHẤT NHẤT là thuốc, không phải thực phẩm chức năngBạn bị: Đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, khó ngủ, suy giảm trí nhớ do thiếu máu lên não? Đau nhức, mỏi vai gáy do thiếu máu đến vai gáy? Đau mỏi, tê bì chân tay do thiếu máu đến các chi? Xơ vữa động mạch, tai biến? Đã có Hoạt Huyết Nhất Nhất nguồn gốc thảo dược, có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc Nhà sản xuất: CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM NHẤT NHẤT |
Bình luận
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm