Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ trước thềm năm học mới

Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ trước thềm năm học mới
Thủ tướng Chính phủ đã có chỉ thị yêu cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng với các bộ ngành, ủy ban nhân dân các địa phương cùng vào cuộc để có một năm học an toàn trước dịch bệnh.

Ưu tiên hỗ trợ học sinh khó khăn

Ngày 3/9, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã ký ban hành Chỉ thị về việc đẩy mạnh triển khai các nhiệm vụ, giải pháp tổ chức dạy học an toàn, bảo đảm chương trình và mục tiêu chất lượng giáo dục, đào tạo ứng phó với đại dịch Covid-19.

Thủ tướng nhấn mạnh dịch Covid-19 đã tác động, ảnh hưởng nặng nề đến ngành giáo dục, đặc biệt là việc học trực tuyến trong thời gian dài ảnh hưởng không nhỏ đến việc bảo đảm chương trình, phương pháp, kế hoạch tổ chức dạy và học, hoạt động của trường, lớp và đến sự phát triển của trẻ em, học sinh.

Vì vậy, trước diễn biến dịch còn kéo dài, Thủ tướng yêu cầu Bộ Giáo dục và đào tạo phối hợp với các bộ, địa phương chủ động thực hiện kế hoạch năm học linh hoạt, tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh, sinh viên học tập, vừa bảo đảm sức khỏe, vừa hoàn thành chương trình. Những nơi an toàn trong phòng, chống dịch thì vẫn khai giảng bình thường như mọi năm.

Đặc biệt, Thủ tướng nhấn mạnh với địa phương đang có dịch và thực hiện chỉ thị số 15 và chỉ thị số 16, trước mắt tổ chức dạy học trực tuyến; ưu tiên nguồn lực hỗ trợ học sinh khó khăn không có phương tiện học tập trực tuyến, bảo đảm công bằng, đổi mới phương thức dạy học giúp trẻ em, học sinh vừa học vừa chơi, hứng thú học tập.

Thực hiện miễn giảm học phí, bảo đảm không học sinh nào không được đến u dịch Covid-19 vì khó khăn, giảm bớt khó khăn cho giáo viên bị ảnh hưởng do trường học bị đóng cửa, nhất là giáo viên thuộc hệ thống các trường tư thục mầm non.
Tạo điều kiện tiếp nhận, chuyển trường thuận lợi cho học sinh trong trường hợp gia đình thay đổi địa bàn sinh sống do tác động của dịch bệnh; nghiên cứu tăng cường số lượng, chất lượng hệ thống trường bán trú dân nuôi để duy trì, phát triển mô hình này phù hợp với điều kiện địa phương.

Xây dựng phương án tiêm vắc xin cho học sinh

Theo chỉ thị này, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ GD-ĐT, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tập trung thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm.

Cụ thể, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Y tế hướng dẫn biện pháp phòng, chống dịch cho học sinh, sinh viên và bảo đảm an toàn phòng, chống dịch bệnh trong nhà trường; xây dựng phương án cụ thể về việc tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 cho học sinh tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, giáo dục nghề nghiệp (đối tượng dưới 18 tuổi). 

Bộ GD-ĐT phải rà soát, gửi Bộ Y tế cấp bổ sung và tiêm vắc xin cho tất cả giáo viên các cấp học theo quy định. Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ GD-ĐT nghiên cứu chính sách hỗ trợ giáo viên và học sinh một cách phù hợp trong một số trường hợp đặc thù; có chính sách hỗ trợ các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông bổ sung dinh dưỡng bữa ăn bán trú để phát triển thể chất tốt hơn cho trẻ em, học sinh. 

Tiếp tục chỉ đạo, hướng dẫn các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tăng cường truyền thông, tuyển sinh trực tuyến; đẩy mạnh đào tạo trực tuyến ở những ngành nghề phù hợp. Tổ chức triển khai việc hỗ trợ giáo viên, nhân viên, người lao động làm việc trong các cơ sở giáo dục, giáo dục nghề nghiệp công lập và ngoài công lập bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 theo quy định.
 

Bình luận

0 bình luận, đánh giá

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Cùng chuyên mục
Tê mỏi chân tay là bệnh gì, có nguy hiểm không và điều trị ra sao?

Tê mỏi chân tay là bệnh gì, có nguy hiểm không và điều trị ra sao?

26-04-2024 15:31

Tê mỏi chân tay bất thường, khi không bị tỳ đè hay lao động nặng, đôi khi là dấu hiệu của các bệnh lý thần kinh và xương khớp. Tìm hiểu tê mỏi chân tay là bệnh gì để điều trị đúng cách.

Nổi bật trang chủ
Doanh nghiệp không nên găm giữ, đầu tư ngoại tệ
26 Tháng 04, 2024

Hiện nay, Ngân hàng Nhà nước đang rất tích cực trong hoạt động điều hành tỷ giá trung tâm để chống đầu cơ tích trữ ngoại tệ. Biện pháp cuối cùng là bán ngoại tệ để cân đối nguồn cung và giá ngoại tệ. Vì thế, các doanh nghiệp các ngành nghề không nên găm giữ, đầu tư ngoại tệ, từ đó tạo áp lực lên tỷ giá.

Đọc thêm
Yêu cầu công khai giá, không 'chặt chém' du khách dịp lễ 30/4-1/5

Yêu cầu công khai giá, không 'chặt chém' du khách dịp lễ 30/4-1/5

25 Tháng 04, 2024

Cục Du lịch quốc gia Việt Nam đề nghị các đơn vị kinh doanh tuân thủ nghiêm quy định về đăng ký, niêm yết công...

Diễn viên Huỳnh Anh và bạn gái hơn 6 tuổi chính thức đăng ký kết hôn

Diễn viên Huỳnh Anh và bạn gái hơn 6 tuổi chính thức đăng ký kết hôn

26 Tháng 04, 2024

Sau hơn 4 năm yêu, Huỳnh Anh và bạn gái MC Bạch Lan Phương đã chính thức đăng ký kết hôn, là vợ chồng hợp...

Sẽ tiếp tục đấu thầu 16.800 lượng vàng vào ngày 25/4

Sẽ tiếp tục đấu thầu 16.800 lượng vàng vào ngày 25/4

25 Tháng 04, 2024

Ngân hàng Nhà nước có thông báo tiếp tục đấu thầu 16.800 lượng vàng miếng gửi các tổ chức tín dụng doanh nghiệp tham gia...

Con gái Lý Tiểu Long lên tiếng phủ nhận tin đồn cha mình là kẻ kiêu ngạo, xấu xa

Con gái Lý Tiểu Long lên tiếng phủ nhận tin đồn cha mình là kẻ kiêu ngạo, xấu xa

24 Tháng 04, 2024

Shannon Lee con gái của Lý Tiểu Long đã lên tiếng trước những tin đồn tiêu cực quanh cái chết của cha khiến nhiều...

Chìm tàu trên biển Lý Sơn: 3 người chết, 2 người mất tích

Chìm tàu trên biển Lý Sơn: 3 người chết, 2 người mất tích

24 Tháng 04, 2024

Trên khu vực biển Lý Sơn xảy ra một vụ tai nạn chìm tàu kéo theo sà lan chở đá khiến 3 người chết, 2...

0.66958 sec| 2256.102 kb