Chấn hưng văn hóa bắt đầu từ giáo dục: Đưa học trò trở về nguồn cội

Chấn hưng văn hóa bắt đầu từ giáo dục: Đưa học trò trở về nguồn cội
Giáo dục HS về các giá trị truyền thống, lịch sử, văn hóa là công việc mà các nhà trường đang bền bỉ, thầm lặng thực hiện để chung sức trang bị cho thế hệ trẻ những phẩm chất nền tảng, nuôi dưỡng, bồi đắp văn hóa.

Chấn hưng văn hóa bắt đầu từ giáo dục: Đưa học trò trở về nguồn cội

Học sinh Trường Phổ thông Vùng cao Việt Bắc với các trò chơi dân gian.

Đổi hình thức truyền thụ

Trong bối cảnh hội nhập, giữa sự chuyển động của thông tin toàn cầu, giao thoa giữa văn hóa truyền thống với các trào lưu mới đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ khiến thế hệ trẻ, trong đó học sinh là một trong những đối tượng chịu tác động nhiều và trực tiếp. Vì vậy, việc hướng tới đào tạo những con người đủ tiêu chuẩn công dân toàn cầu nhưng vẫn giữ được bản sắc con người Việt Nam là một mục tiêu quan trọng.

Đưa giáo dục các giá trị truyền thống, lịch sử, văn hóa vào trường học chính là cách làm mang tính nền tảng, tạo thành quá trình để chuẩn bị cho các em nhận thức đầy đủ, đúng đắn về văn hóa, hướng các em đến các giá trị chân - thiện - mỹ. Nhà trường là môi trường tốt nhất để đưa ra những bài học sâu sắc, giúp các em biết nhớ về nguồn cội và khát vọng vươn lên, hun đúc và nuôi dưỡng những phẩm chất đẹp đẽ để qua đó từng bước hình thành nhân cách, lý tưởng đẹp đẽ.

Chấn hưng văn hóa bắt đầu từ giáo dục: Đưa học trò trở về nguồn cội

UBND tỉnh Thái Nguyên tổ chức hội thảo, bàn về giải pháp phát huy giá trị di sản văn hóa, giáo dục truyền thống trong hệ thống trường học. Ảnh: TG

Tuy nhiên, để các giá trị nguồn cội chạm được vào giới trẻ, ngoài tạo môi trường văn hóa lành mạnh, nội dung giáo dục cần có chọn lọc, cập nhật cũng như đổi hình thức truyền thụ. Nhấn mạnh điều này, ông Nguyễn Đức Thịnh - Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Thái Nguyên - cho biết: Vấn đề đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục di sản văn hóa trong và ngoài nhà trường hết sức quan trọng, trong đó việc đa dạng hóa mô hình, phương thức, quy mô, tăng cường hóa trong các hoạt động cần được quan tâm. Để làm tốt công tác này, trước hết, cần sự vào cuộc chỉ đạo của ngành Giáo dục ở các địa phương, từ đó triển khai một cách đồng bộ, thống nhất ở các đơn vị, trường học.

“Sở đã hướng dẫn các cơ sở giáo dục nhiều nội dung cụ thể như: Đẩy mạnh sưu tầm tài liệu về di tích lịch sử, văn hóa của địa phương phục vụ dạy học các bộ môn và hoạt động giáo dục; Chủ động xây dựng kế hoạch, lựa chọn nội dung, hình thức tổ chức dạy học phù hợp với điều kiện, nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục qua di sản văn hóa; Phối hợp với các cơ quan ngành văn hóa, ban quản lý các khu di tích nhằm có điều kiện tốt nhất hỗ trợ công tác giáo dục di sản văn hóa…”, ông Nguyễn Đức Thịnh nhấn mạnh.

Chấn hưng văn hóa bắt đầu từ giáo dục: Đưa học trò trở về nguồn cội

Học sinh Trường Tiểu học và THCS 915 Gia Sàng (TP Thái Nguyên) trải nghiệm tại Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam. Ảnh: TG

Trường học triển khai tích cực

Để góp phần chuẩn bị nền tảng phẩm chất, cốt cách văn hóa cho học sinh, môi trường ban đầu và quan trọng nhất chính là trường học. Có thể nói, trường học chính là “chiếc nôi” văn hóa cho lớp lớp thế hệ học trò được nuôi dưỡng, trưởng thành. Xác định được ý nghĩa của vấn đề này, nhiều nhà trường đã chú trọng, triển khai tích cực công tác giáo dục truyền thống, lịch sử, văn hóa cho học sinh.

Tại Trường Phổ thông Vùng cao Việt Bắc, với đặc thù là ngôi trường nội trú của con em đồng bào dân tộc, cán bộ giáo viên nhà trường luôn coi việc giáo dục học trò nhận thức, gìn giữ và phát huy nét đẹp văn hóa dân tộc là nhiệm vụ căn bản, quan trọng. Vì vậy, nhiều cách làm thiết thực và sáng tạo được thầy cô giáo ở đây triển khai: Nhà trường duy trì việc mặc trang phục dân tộc ngày đầu tuần, ngày lễ, ngày kỉ niệm.

Một số môn học như Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân luôn tích hợp nội dung giáo dục địa phương, giáo dục truyền thống. Đặc biệt, để phù hợp với tâm lý, văn hóa của học trò, nhà trường thường xuyên tổ chức các chuyên đề, chương trình ngoại khóa sinh động như: Trải nghiệm làng nghề, Ngày hội trò chơi dân gian, Phiên chợ vùng cao, Trình diễn trang phục dân tộc, Câu lạc bộ dân ca…

“Nhà trường sẽ tiếp tục xây dựng tập thể sư phạm có truyền thống văn hóa, trách nhiệm với việc bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc; có trách nhiệm với công tác giáo dục học sinh dân tộc nói chung và việc giáo dục văn hóa dân tộc nói riêng”, cô Trần Thị Thanh Huệ - Phó Hiệu trưởng Trường Phổ thông Vùng cao Việt Bắc trao đổi.

Đối với Trường Tiểu học và THCS 915 Gia Sàng (TP Thái Nguyên), thầy và trò nhà trường luôn thấm thía, tự hào vì ngôi trường được mang tên và đặt tại địa phương có Di tích lịch sử Đại đội thanh niên xung phong 915 - nơi 60 thanh niên xung phong đã anh dũng ngã xuống trong trận bom đêm Noel 24/12/1972. Để giáo dục truyền thống, nhà trường thường xuyên tổ chức cho học sinh tìm hiểu tư liệu hình ảnh, video, chuyện kể cũng như trực tiếp đến tham quan, chăm sóc khu di tích. Bên cạnh đó, các hoạt động ngoại khóa, cuộc thi cũng được tổ chức thành từng chuyên đề phù hợp như: Ngược dòng lịch sử, Dân ta phải biết sử ta, Nhà sử học nhỏ tuổi, Rung chuông vàng…

“Trong hành trang văn hóa của mỗi thầy, cô giáo và học sinh nhà trường, chúng tôi luôn mang trong mình và niềm tự hào về truyền thống hào hùng của tuổi trẻ Thái Nguyên một thời”, cô Nguyễn Thị Hồng Vân - giáo viên Trường Tiểu học và THCS 915 Gia Sàng .

Theo TS Đoàn Tiến Lộc (Vụ Đào tạo, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), bảo tồn và phát huy các giá trị truyền thống đang ngày càng được quan tâm hơn. Những giá trị truyền thống có không nhỏ trong việc giáo dục nhân cách cho học sinh, mặt khác, nó là một trong những cơ sở để khẳng định bản sắc văn hóa Việt Nam trước bạn bè thế giới.

 

Bình luận

0 bình luận, đánh giá

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Nổi bật trang chủ
Khách du lịch cần biết: Điều chỉnh thời gian hoạt động phố đi bộ hồ Gươm dịp Giỗ Tổ và lễ 30/4 - 1/5
04 Tháng 04, 2025

Trong dịp Giỗ Tổ Hùng Vương, phố đi bộ hồ Gươm và vùng phụ cận sẽ hoạt động liên tục trong 4 tối, bắt đầu từ hôm nay (4/4). Dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5, thời gian hoạt động kéo dài 5 tối. UBND quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội vừa công bố thông tin này để người dân và du khách chủ động kế hoạch tham quan, vui chơi

Đọc thêm
Cảnh sát “bóc” kịch bản lừa đảo dưới hình thức mua bán vàng trên mạng

Cảnh sát “bóc” kịch bản lừa đảo dưới hình thức mua bán vàng trên mạng

04 Tháng 04, 2025

Theo cơ quan công an, lợi dụng nhu cầu mua bán, trao đổi vàng, các đối tượng lừa đảo đã xây dựng ra kịch bản...

Bộ Ngoại giao Việt Nam lên tiếng về việc Mỹ áp thuế đối ứng 46%

Bộ Ngoại giao Việt Nam lên tiếng về việc Mỹ áp thuế đối ứng 46%

04 Tháng 04, 2025

Bộ Ngoại giao Việt Nam cho rằng quyết định áp thuế chưa phù hợp với thực tế hợp tác kinh tế-thương mại cùng có lợi...

Lịch nghỉ hè của học sinh Hà Nội, TP.HCM và một số tỉnh thành năm 2025

Lịch nghỉ hè của học sinh Hà Nội, TP.HCM và một số tỉnh thành năm 2025

04 Tháng 04, 2025

Lịch nghỉ hè của học sinh năm 2025 theo khung kế hoạch thời gian năm học 2024-2025. Dưới đây là lịch nghỉ của của học...

Đền thiêng cấm du khách vì

Đền thiêng cấm du khách vì "sợ" văn hóa Nhật Bản bị hủy hoại

04 Tháng 04, 2025

Một ngôi đền linh thiêng tại đảo Tsushima, tỉnh Nagasaki (Nhật Bản) đã chính thức cấm toàn bộ du khách trong và ngoài nước sau...

5 đại gia V-League muốn có tiền vệ Hendrio

5 đại gia V-League muốn có tiền vệ Hendrio

04 Tháng 04, 2025

Có năng lực chuyên môn tốt và sự am hiểu sâu sắc về bóng đá Việt Nam, Hendrio đang được nhiều đội lớn tại V-League...

0.74373 sec| 2275.305 kb