Cảnh báo 5 dấu hiệu trẻ bị suy giảm miễn dịch

Cảnh báo 5 dấu hiệu trẻ bị suy giảm miễn dịch
Miễn dịch cần thiết với trẻ để bảo vệ khỏi các bệnh nhiễm trùng và tạo nền tảng sức khỏe tốt. Nắm được những dấu hiệu trẻ bị suy giảm miễn dịch là điều cần thiết giúp phụ huynh có biện pháp can thiệp kịp thời.

Cảnh báo 5 dấu hiệu trẻ bị suy giảm miễn dịch

Những dấu hiệu trẻ bị suy giảm miễn dịch

MỤC LỤC
Vai trò của hệ miễn dịch ở trẻ nhỏ
Nguyên nhân khiến trẻ bị suy giảm miễn dịch
Dấu hiệu nhận biết trẻ bị suy giảm miễn dịch
Làm gì để tăng cường miễn dịch cho trẻ
Tăng cường miễn dịch cho trẻ nhỏ bằng viên uống bổ sung kẽm

Vai trò của hệ miễn dịch ở trẻ nhỏ

Hệ miễn dịch bao gồm một mạng lưới các tế bào đặc biệt, protein, mô và các cơ quan, có vai trò bảo vệ cơ thể khỏi sự tấn công của virus, vi khuẩn hoặc các tác nhân gây bệnh khác.

Miễn dịch là một trong những yếu tố đóng vai trò then chốt trong việc đảm bảo sức khỏe và phát triển toàn diện, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ:
Phòng ngừa bệnh tật: Hệ miễn dịch ngăn ngừa trẻ mắc bệnh do sự tấn công của vi khuẩn, virus, nấm và các tác nhân gây bệnh. 
Hấp thụ dinh dưỡng: miễn dịch khỏe mạnh giúp trẻ em hấp thụ dinh dưỡng từ thực phẩm một cách tối ưu. Hoạt động của hệ miễn dịch giúp tạo ra các enzyme phân giải và hấp thụ chất dinh dưỡng, giúp trẻ tăng cân và phát triển một cách toàn diện. 
Tăng cường đề kháng: khi cơ thể trẻ tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh, hệ miễn dịch sẽ kích hoạt hệ thống phòng ngự, tạo kháng thể đặc hiệu giúp hoàn thiện và tăng cường đề kháng của trẻ.
Hệ thống miễn dịch của trẻ chưa hoàn toàn hoàn thiện trong độ tuổi 3-4 tuổi. Trong khi lượng kháng thể bẩm sinh và kháng thể từ giảm nhanh, lượng kháng thể đáp ứng được tạo ra chưa đầy đủ, trẻ dễ mắc các bệnh liên quan tới nhiễm trùng hơn so với người lớn. 

Đặc biệt miễn dịch của trẻ rất dễ suy yếu, khiến cho trẻ có thể đối mặt với các bệnh nhiễm trùng nguy hiểm cho sức khỏe như viêm phổi, viêm tai, cảm lạnh, thiếu dinh dưỡng, suy dinh dưỡng và viêm não, viêm màng não. 

Do đó việc đảm bảo và duy trì miễn dịch khỏe mạnh là điều quan trọng đối với trẻ nhỏ trong giai đoạn phát triển.

Cảnh báo 5 dấu hiệu trẻ bị suy giảm miễn dịch

Hệ miễn dịch vô cùng quan trọng đối với sức khỏe của trẻ nhỏ

Nguyên nhân khiến trẻ bị suy giảm miễn dịch

Tình trạng suy giảm miễn dịch ở trẻ nhỏ được chia thành 2 loại chính là suy giảm miễn dịch bẩm sinh và suy giảm miễn dịch thứ phát.

Suy giảm hệ miễn dịch tiên phát (nguyên phát)

Suy giảm hệ miễn dịch tiên phát ở trẻ em hay còn được gọi là suy giảm miễn dịch bẩm sinh. Một hay nhiều thành phần trong hệ thống miễn dịch của trẻ bị mất chức năng, khiến trẻ có nguy cơ nhiễm trùng nặng, dai dẳng và tái phát nhiều lần. 

Một số nguyên nhân có thể gây suy giảm miễn dịch bẩm sinh bao gồm:

Cơ thể trẻ có những khiếm khuyết, bất thường về mặt di truyền
Suy giảm chức năng của các tế bào miễn dịch như lympho B, lympho T
Rối loạn tế bào mầm dòng lympho
Rối loạn hệ thống bổ thể hoặc hệ thống thực bào.

Suy giảm hệ miễn dịch thứ phát

Thường xảy ra ở trẻ bình thường sau mắc một số bệnh nhất định. Ngoài ra, miễn dịch của trẻ có thể suy giảm do sử dụng glucocorticoid, bức xạ X - quang, phẫu thuật hoặc chấn thương. Thiếu máu hồng cầu hình liềm hoặc suy dinh dưỡng cũng có thể là nguyên nhân khiến trẻ bị suy giảm miễn dịch.

Bên cạnh đó, chế độ dinh dưỡng thiếu cân bằng, không cung cấp đủ các chất thiết yếu cũng có thể dẫn tới sức khỏe và miễn dịch của trẻ giảm sút. Sắt, kẽm, magie và đồng là các nguyên tố vi lượng cần thiết cho các phản ứng miễn dịch, do đó thiếu các thành phần này có thể gây suy giảm miễn dịch ở trẻ. 

Dấu hiệu nhận biết trẻ bị suy giảm miễn dịch

Một số dấu hiệu cho thấy miễn dịch của trẻ đang suy giảm bao gồm:

Thường xuyên mệt mỏi

Nếu trẻ thường xuyên có biểu hiện mệt mỏi, thiếu năng lượng, ít hoạt bát, rất có thể là dấu hiệu của hệ miễn dịch suy giảm. 

Hay bị ốm vặt

Suy giảm chức năng miễn dịch có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ bị ốm vặt thường xuyên.

Nguyên nhân có thể do trẻ bị virus, vi khuẩn hoặc các tác nhân gây bệnh tấn công, hệ miễn dịch không đủ khả năng để chống chọi và khiến trẻ mắc bệnh.

Tần suất mắc bệnh báo hiệu tình trạng suy giảm miễn dịch ở trẻ là: ≥ 4 lần nhiễm trùng ở tai; ≥ 2 lần viêm xoang nặng; ≥ 2 lần viêm phổi; nấm miệng hoặc nấm da kéo dài trong một năm.

Hay bị dị ứng

Dị ứng là tình trạng cơ thể phản ứng với những tác nhân lạ, với các biểu hiện như nổi mẩn, ngứa, kích ứng da, chảy nước mắt, nặng hơn là khó thở, suy hô hấp. 

Đây là một trong những dấu hiệu phổ biến cho thấy trẻ bị suy giảm miễn dịch mà cha mẹ nên lưu ý.

Trẻ thường bị rối loạn tiêu hóa

Hệ miễn dịch ảnh hưởng đến hầu hết các bộ phận, hệ cơ quan trong cơ thể. Trong đó, hệ tiêu hóa chịu tác động không nhỏ. 

Một khi sức đề kháng yếu đi, trẻ dễ bị vi khuẩn, virus tấn công hệ tiêu hóa, gây mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột và gây ra các biểu hiện rối loạn tiêu hóa như: tiêu chảy, phân sống, táo bón, đầy chướng bụng.

Lâu hồi phục hơn khi bị bệnh

Cơ thể có khả năng tự chữa lành và phục hồi về trạng thái bình thường sau khi loại bỏ căn nguyên gây bệnh. Hệ miễn dịch làm nhiệm vụ tiêu diệt và dọn dẹp các tàn dư sau khi tấn công và tiêu diệt các kháng nguyên lạ, tạo điều kiện cho cơ thể phục hồi.   

Miễn dịch kém đồng nghĩa với việc khả năng tự hồi phục của cơ thể cũng kém đi. Trẻ thường lâu khỏi bệnh, thời gian phục hồi kéo dài hơn cũng như dễ tái phát thường xuyên hơn. 

Có dấu hiệu trẻ bị suy giảm miễn dịch nên làm gì?

Để đảm bảo duy trì miễn dịch khỏe mạnh, trẻ cần được chăm sóc và đảm bảo miễn dịch không bị suy giảm, ngay từ những năm tháng đầu đời.

Một số phương pháp mà mẹ có thể thực hiện để giúp miễn dịch của trẻ:

Cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu tiên

Trong 6 tháng đầu tiên, sữa mẹ là nguồn cung cấp dinh dưỡng cần thiết và tốt nhất cho trẻ nhỏ. Vào thời điểm này, lượng kháng thể bẩm sinh mà trẻ nhận được trong bụng mẹ giảm xuống nhanh chóng, trẻ nhận kháng thể chủ yếu qua sữa mẹ. 

Việc sử dụng sữa mẹ trong 6 tháng đầu tiên giúp đảm bảo trẻ nhận được đầy đủ các kháng thể cần thiết và có một miễn dịch khỏe mạnh nhất cho việc phòng ngừa mắc các nhiễm trùng, dị ứng phổ biến. 

Xây dựng thực đơn phù hợp

Hầu hết dinh dưỡng trẻ nhận được thông qua các bữa ăn hàng ngày, vì vậy việc xây dựng một bữa ăn đa dạng các nhóm chất, phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng của trẻ là điều vô cùng quan trọng.

Việc bổ sung đầy đủ dinh dưỡng giúp trẻ phát triển một cách toàn diện nhất, hạn chế tình trạng thiếu chất, thấp còi. Không chỉ vậy, việc thay đổi bữa ăn phong phú sẽ kích thích sự thèm ăn của trẻ, hạn chế việc trẻ biếng ăn, giảm nguy cơ táo bón và các bệnh đường ruột. 

Bên cạnh việc cân bằng khẩu phần dinh dưỡng, nếu trẻ có tình trạng suy giảm miễn dịch, mẹ nên tăng cường bổ sung các loại thực phẩm có chứa nhiều kẽm như hàu, cua, sò, hến...

Cảnh báo 5 dấu hiệu trẻ bị suy giảm miễn dịch

Thực phẩm là một trong những nguồn bổ sung kẽm tốt nhất

Tạo cho bé thói quen sinh hoạt lành mạnh

Tập xây dựng cho trẻ các thói quen sinh hoạt lành mạnh: ngủ đủ giấc, thường xuyên vận động ngoài trời, tập luyện thể dục thường xuyên và  giữ vệ sinh cá nhân  cũng như môi trường sống xung quanh.

Điều này giúp trẻ hình thành và duy trì một hệ miễn dịch cũng như đề kháng khỏe mạnh, không những vậy còn giúp trẻ phát triển khả năng vận động, hạn chế bé bị ốm vặt thường xuyên.

Tăng cường miễn dịch cho trẻ nhỏ bằng viên uống bổ sung kẽm

Kẽm là một trong những nguyên tố cần thiết hàng đầu cho hoạt động miễn dịch, là nguyên liệu cho các phản ứng miễn dịch diễn ra bình thường. Thiếu kẽm trẻ thường xuyên bị ốm vặt, biếng ăn và chậm lớn. 

Thực phẩm tự nhiên như hàu, ngao, sò, thịt bò, ngũ cốc tăng cường, cá biển, tôm, cua, thịt gà, trứng, phô mai... là nguồn cung cấp kẽm tốt nhất cho cơ thể. Tuy nhiên, khả năng hấp thu kẽm từ thức ăn của cơ thể khá thấp, do đó nhiều trẻ thường có tình trạng suy giảm miễn dịch do thiếu kẽm.

Thực phẩm bổ sung kẽm là một trong những cách bổ sung kẽm nhanh chóng, an toàn và hiệu quả. Kẽm được cung cấp chủ yếu dưới dạng muối kẽm, ví dụ như kẽm gluconat, với khả năng hấp thu cao, không gây hại cho sức khỏe, hàm lượng kẽm phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày của cơ thể. 

Trên thị trường có nhiều sản phẩm bổ sung kẽm dạng viên nén rất tiện dụng. Cha mẹ có thể tham khảo sử dụng để bổ sung kẽm cho trẻ và cả gia đình, nhằm hỗ trợ tăng cường sức khỏe và sức đề kháng, hỗ trợ tăng cường chuyển hóa.

ZINC GLUCONATE NHẤT NHẤT

Cảnh báo 5 dấu hiệu trẻ bị suy giảm miễn dịch- Bổ sung Kẽm
- Giúp tăng cường sức khỏe, sức đề kháng
uống kẽm có
Thành phần (trong 1 viên nén): 
Kẽm gluconate 52,5 mg (tương đương với 7,5 mg kẽm).
Phụ liệu: Cellulose; Lactose; Magnesium stearate; Silicon dioxide; Polyethylene glycol 6000; Hydroxypropyl methylcellulose 6cps vừa đủ 1 viên.
 
Công dụng: 
Bổ sung kẽm cho cơ thể, giúp tăng cường sức khỏe, sức đề kháng, tăng cường chuyển hóa.
 
Đối tượng sử dụng: 
Thanh thiếu niên trong giai đoạn phát triển, phụ nữ và bà mẹ đang cho con bú cần bổ sung kẽm, người sức khỏe kém, sức đề kháng kém do thiếu kẽm.
 
Cách dùng:
Dùng đường uống với một ít nước, uống sau bữa ăn. Đối với trẻ em có thể nghiền và pha với nước.
- Trẻ em từ 1-3 tuổi: ngày uống 1/2 viên.
- Trẻ em từ 4-8 tuổi: 1 viên/ngày.
- Người lớn và trẻ em từ 9 tuổi trở lên: 2 viên/ ngày.
 
Công ty TNHH Dược phẩm Nhất Nhất
Địa chỉ: Cụm công nghiệp Liên Hưng, ấp Bình Tiền 2, xã Đức Hòa Hạ, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An.
Tổng đài giải đáp thông tin miễn phí: 1800.6689 – Fax: 0272.3817.337 (giờ hành chính) 
 
Chú ý: Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh
Số Giấy XN nội dung : 2828/2021/XNQC-ATTP

 

Bình luận

0 bình luận, đánh giá

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Cùng chuyên mục
Bé ho có đờm phải làm sao? Giúp bố mẹ cách xử trí nhanh chóng

Bé ho có đờm phải làm sao? Giúp bố mẹ cách xử trí nhanh chóng

22-11-2024 07:40

Bé ho có đờm gây khó chịu, khó thở, mệt mỏi, quấy khóc, ảnh hưởng đến sức khỏe và giấc ngủ. Vậy, bé ho có đờm phải làm sao?

Nổi bật trang chủ
Lặng thầm vun vén cho học trò
22 Tháng 11, 2024

Nhiều thầy, cô giáo dạy học ở những điểm trường vùng sâu, xa cũng đồng thời là người kết nối các nguồn, lo cho học sinh...

Đọc thêm
Tuyển sinh đại học 2025: Cân não lựa chọn môn trong tổ hợp xét tuyển

Tuyển sinh đại học 2025: Cân não lựa chọn môn trong tổ hợp xét tuyển

21 Tháng 11, 2024

Nhiều trường đại học có sự tính toán tổ hợp xét tuyển đại học trong năm 2025 phù hợp với lứa thí sinh đầu tiên...

Thưởng Tết năm 2025 dự kiến loanh quanh mức này

Thưởng Tết năm 2025 dự kiến loanh quanh mức này

21 Tháng 11, 2024

Bộ LĐTBXH và Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam đã yêu cầu các doanh nghiệp lên phương án tính toán, cân đối lo thưởng...

Ông Trump chuẩn bị đàm phán với Moscow giữa tình hình nóng?

Ông Trump chuẩn bị đàm phán với Moscow giữa tình hình nóng?

21 Tháng 11, 2024

Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump được nhận định chuẩn bị đàm phán với Moscow trong bối cảnh tên lửa ATACMS và Storm Shadow...

Song Joong Ki và bà xã ngoại quốc chào đón thêm một tiểu công chúa

Song Joong Ki và bà xã ngoại quốc chào đón thêm một tiểu công chúa

21 Tháng 11, 2024

Nam diễn viên Song Joong Ki và bà xã Katy Louise Saunders đã chính thức lên chức thêm một lần nữa.

HLV Amorim chỉ ra lý do khiến Man United sa sút

HLV Amorim chỉ ra lý do khiến Man United sa sút

21 Tháng 11, 2024

Ông Amorim khẳng định, nhiều HLV tiền nhiệm tại Man United không thành công vì họ phải làm việc dưới cái bóng của HLV Sir Alex....

0.76310 sec| 2287.789 kb