Rối loạn tiêu hóa khi mới mang thai là tình trạng phổ biến
Các triệu chứng rối loạn tiêu hóa khi mới mang thai
Rối loạn tiêu hóa có rất nhiều triệu chứng, điển hình như:
• Đau bụng
• Đầy bụng, khó tiêu
• Ợ hơi, ợ nóng, ợ chua
• Buồn nôn, nôn
• Tiêu chảy hoặc táo bón
Mặc dù hầu hết các vấn đề tiêu hóa không ảnh hưởng nghiêm trọng nhưng nếu để kéo dài, chúng có thể gây ra các biến chứng khi mang thai. Do vậy, nên tìm cách điều trị, tránh để các triệu chứng kéo dài.
Rối loạn tiêu hóa khi mới mang thai có thể gây khó chịu
Nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa khi mang thai
Rối loạn tiêu hóa có thể xảy ra với bất kỳ ai, do rất nhiều nguyên nhân gây ra như:
• Nhiễm virus: như rotavirus, norovirus hoặc viêm dạ dày ruột do virus
• Nhiễm vi khuẩn: như Salmonella hoặc E. coli
• Nhiễm ký sinh trùng đường ruột
• Ngộ độc thực phẩm
• Tác dụng phụ của thuốc
• Không dung nạp thực phẩm
Với phụ nữ mang thai, tình trạng rối loạn tiêu hóa còn do các nguyên nhân như:
• Thay đổi chế độ ăn uống
• Bổ sung vitamin và khoáng chất
• Thay đổi nội tiết tố
• Sự lớn lên của thai nhi trong bụng
Thay đổi chế độ ăn uống
Nhiều người thay đổi chế độ ăn uống khi biết mình có thai. Thay đổi chế độ ăn uống có thể gây khó chịu cho dạ dày và có khả năng dẫn đến khó tiêu, đầy bụng, thậm chí tiêu chảy.
Bổ sung vitamin và khoáng chất
Phụ nữ mang thai thường bổ sung rất nhiều loại vitamin và khoáng chất để tăng cường sức khỏe cho mẹ và nuôi dưỡng thai nhi. Tuy nhiên, một số loại vitamin có thể gây khó chịu cho dạ dày và gây tiêu chảy.
Thay đổi nội tiết tố
Rối loạn tiêu hóa khi mang thai 3 tháng đầu thường là do thay đổi nội tiết tố. Nội tiết tố thay đổi khi mang thai gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, khiến hệ tiêu hóa hoạt động chậm lại, dẫn đến táo bón. Thay đổi nội tiết tố cũng có thể tăng tốc độ tiêu hóa, dẫn đến tiêu chảy.
Khi mang thai, sự thay đổi nội tiết tố cũng khiến các cơ trong thực quản thư giãn thường xuyên hơn. Điều này khiến nhiều axit có thể thấm ngược trở lại, đặc biệt là khi bạn đang nằm hoặc sau khi ăn no, dẫn đến ợ hơi, ợ chua.
Sự lớn lên của thai nhi
Rối loạn tiêu hóa khi mang thai 3 tháng cuối thường là do tử cung mở rộng hơn để thai nhi phát triển. Lúc này, dạ dày cũng phải chịu nhiều áp lực hơn, dẫn đến thức ăn và axit bị đẩy ngược lên thực quản, gây ợ hơi. Đường ruột cũng bị ảnh hưởng, dẫn đến rối loạn tiêu hóa.
Thai nhi lớn lên, chèn ép có thể gây rối loạn tiêu hóa, ợ chua
Chỉ dẫn cách giảm rối loạn tiêu hóa khi mang thai
Sau khi tìm hiểu được nguyên nhân gây ra rối loạn tiêu hóa, sẽ tìm được biện pháp xử lý hiệu quả.
Với nguyên nhân do thay đổi nội tiết tố và thai nhi chèn ép, thì không có biện pháp điều trị, chỉ cần tập trung vào chế độ ăn uống và nghỉ ngơi để tình trạng rối loạn tiêu hóa giảm dần.
Với nguyên nhân do bổ sung vitamin thì có thể hỏi bác sĩ để thay đổi sản phẩm phù hợp. Với nguyên nhân do chế độ ăn uống thì cần điều chỉnh để các triệu chứng thuyên giảm.
Luôn uống đủ nước
Hầu hết mọi người đều không uống đủ lượng nước như khuyến nghị. Trung bình mỗi ngày chị em cần uống khoảng 2,5 lít nước. Các bác sĩ khuyến cáo trong những ngày nóng và những tháng cuối thai kỳ,
bà bầu nên uống nhiều hơn trước đó ít nhất 500ml nước mỗi ngày.
Ngoài nước lọc, bạn có thể uống nước trái cây, nước canh, nhưng lưu ý không nên uống đồ uống có hàm lượng đường cao.
Lưu ý chế độ ăn uống
Khi đang bị rối loạn tiêu hóa, bà bầu nên hạn chế các thực phẩm chiên xào nhiều dầu mỡ, nhiều gia vị cay nóng. Thay vào đó, nên ăn nhạt với cơm, cháo, thịt nạc, rau ít chất xơ, bánh mì…
Bổ sung men vi sinh (probiotics)
Probiotics là những lợi khuẩn tương tự như những vi khuẩn tốt sống trong đường ruột. Bổ sung men vi sinh với một lượng đủ lớn sẽ giúp giảm rối loạn tiêu hóa.
Bổ sung men vi sinh đặc biệt hữu ích với tình trạng tiêu chảy. Nguyên nhân là do tiêu chảy làm mất hệ cân bằng vi sinh đường ruột.
Với hệ tiêu hóa khỏe mạnh, hệ vi sinh đường ruột luôn ở trạng thái cân bằng là 85% lợi khuẩn và 15% hại khuẩn. Nhưng khi bị rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, thì thế cân bằng này sẽ bị phá vỡ, vi khuẩn xấu phát triển mạnh hơn, dẫn đến các tình trạng như đau bụng, đầy hơi, tiêu chảy, phân sống. Điều này lại tạo ra vòng luẩn quẩn khó điều chỉnh.
Giải pháp mà các chuyên gia đưa ra là bổ sung men vi sinh, bổ sung lợi khuẩn nhằm thiết lập lại hệ vi sinh đường ruột. Khi hệ vi sinh đường ruột được cân bằng thì hệ tiêu hóa sẽ khỏe mạnh, tình trạng rối loạn tiêu hóa sẽ giảm hẳn hoặc không còn.
Probiotics là những lợi khuẩn tốt cho tiêu hóa
Chỉ dẫn chọn men vi sinh khi bị rối loạn tiêu hóa
Để giúp bổ sung vi khuẩn có ích, hỗ trợ tái lập hệ vi sinh đường ruột, giảm rối loạn tiêu hóa, nên chọn men vi sinh có chứa bào tử lợi khuẩn.
Bào tử là dạng “ngủ đông” của vi khuẩn, với phần lõi là lợi khuẩn, được bao bọc xung quanh bởi nhiều lớp áo giúp bảo vệ lợi khuẩn. Nhờ những lớp bảo vệ này, bào tử lợi khuẩn dễ dàng vượt qua hàng rào axit, dịch vị dạ dày, vào đến ruột non. Tại đây, bào tử sẽ hút nước, phát triển thành lợi khuẩn bình thường và phát huy
tác dụng.
Men vi sinh chứa bào tử lợi khuẩn có cả dạng bột và dạng viên nang cứng, có thể uống 3 gói/ngày hoặc 3 viên/ngày.
Men vi sinh BIO VIGOR
Giúp bổ sung vi khuẩn có ích, giúp tái lập hệ vi sinh đường ruột
Hỗ trợ giảm rối loạn tiêu hóa, giúp giảm các triệu chứng đau bụng, đầy hơi, chướng bụng, ăn chậm tiêu, phân sống do mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột.
Bio Vigor được sản xuất theo công nghệ nhượng quyền Công ty Total Health Advanced Nutrition, Inc,. Minneapolis, MN 55421, USA.
Nhà sản xuất: CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM NHẤT NHẤT
|
Bình luận
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm