I - Bà bầu mang thai mà bị trào ngược dạ dày có biểu hiện gì?
Bệnh trào ngược dạ dày là căn bệnh mà ai cũng có thể gặp phải, không phân biệt độ tuổi hay khu vực sống. Tuy nhiên, những triệu chứng của bệnh với mẹ bầu có thể diễn biến nặng nề hơn.
Mẹ bầu bị trào ngược dạ dày ở bất kỳ thời điểm nào trong xuyên suốt thai kỳ. Song, tình trạng này thường xuất hiện nhiều hơn ở 3 tháng đầu và sẽ tái phát vào 3 tháng cuối với những dấu hiệu nhận biết điển hình như:
1. Trào ngược dạ dày khi mang thai 3 tháng đầu
Mang thai mà bị trào ngược dạ dày sẽ có các triệu chứng bệnh tương đồng với người bình thường khi mắc bệnh lý này. Khi đó, mẹ bầu đối diện với một số biểu hiện đặc trưng như:
- Thường xuyên ợ chua, ợ nóng trong ngày: Xảy ra nhiều nhất khi mẹ bầu đang nằm ngủ hoặc là vừa ăn no xong.
- Bị buồn nôn: Trào ngược axit khi mang thai 3 tháng đầu thường có biểu hiện buồn nôn tương tự như ốm nghén khiến mẹ bầu thiếu sức sống, mệt mỏi.
- Đau tức ngực: Cảm giác này xuất hiện là do những dây thần kinh nằm tại khu vực niêm mạc của thực quản gặp phải tình trạng bị kích thích, khi mà axit trào ngược từ dạ dày lên trên.
- Thường xuyên bị ho hoặc viêm thanh quản: Trong những tháng đầu, dây thanh quản của mẹ bầu có thể bị sưng viêm do sự tấn công của những tác nhân bên trong axit dạ dày khi chúng trào ngược lên trên.
- Khó nuốt: Khi lượng axit bên trong dạ dày bị trào ngược lên càng nhiều sẽ càng khiến cho niêm mạc của thực quản dễ bị phù nề. Tình trạng này khiến mẹ bầu gặp nhiều khó khăn trong việc ăn uống, khó nuốt hơn bình thường.
- Tuyến nước bọt tiết ra liên tục: Đó là do lượng axit chua sau khi bị trào ngược lên phía trên sẽ kích thích vùng khoang miệng thực hiện bài tiết nước bọt nhiều hơn. Mục đích của sự bài tiết này là trung hòa lại lượng axit bị dư thừa.
- Ngoài ra, bà bầu bị trào ngược dạ dày còn có thể gặp các hiện tượng như chán ăn, hen suyễn, sụt cân nhanh… trong giai đoạn 3 tháng đầu.
Buồn nôn là dấu hiệu điển hình của mẹ bầu bị trào ngược dạ dày
2. Trào ngược dạ dày khi mang thai 3 tháng cuối
3 tháng cuối thai kỳ, thai nhi có bước nhảy vọt lớn khiến tử cung dâng cao tạo nên áp lực lớn cho mẹ. Lúc này, ngoài những triệu chứng trào ngược dạ dày khi mang thai 3 tháng đầu kể trên thì mẹ bầu còn gặp phải những tình trạng như:
- Đầy bụng: Nếu dạ dày phải chịu một áp lực lớn sẽ làm suy giảm hiệu suất tiêu hóa, khiến thức ăn sau khi đi vào cơ thể dễ bị ứ đọng trong dạ dày. Khi ấy, mẹ bầu xuất hiện các vấn đề liên quan đến đường tiêu hóa như chướng bụng hay khó tiêu…
- Đau âm ỉ tại vùng bụng: Trong những tháng cuối, nhiều thai phụ có thể gặp phải những cơn đau dạ dày âm ỉ, thậm chí là dữ dội. Cơn đau dai dẳng tác động đến thới quen sinh hoạt và thể trạng chung khiến người mệt mỏi.
- Bụng đau khi ăn no hoặc khi đói: Khi mẹ bầu ăn quá no hoặc để bụng đói khiến dịch vị trong dạ dày gia tăng sẽ bào mòn lớp niêm mạc. Cùng với đó là việc dạ dày của mẹ bầu co bóp liên tục có thể gây nên những cơn đau dữ dội.
Trong trường hợp mẹ bầu bị trào ngược dạ dày kèm đau bụng dữ dội, hoặc những cơn đau xuất hiện với tần suất dày đặc, hãy đi khám để được chỉ định những biện pháp bảo vệ cần thiết.
Mẹ bầu xuất hiện những cơn đau dạ dày âm ỉ, dai dẳng nhiều ngày
II - Nguyên nhân gây trào ngược dạ dày khi mang thai ở mẹ bầu
Khi mẹ bầu bị trào ngược dạ dày khi mang thai là do chịu tác động từ nhiều nhân tố khác nhau. Bà bầu cần dựa trên nguyên nhân hình thành bệnh để có biện pháp khắc phục phù hợp nhất.
1. Thay đổi hormone progesterone trong cơ thể
Khi bước vào thai kỳ, nồng độ hormone progesterone gia tăng nhanh để hỗ trợ quá trình mang thai. Thế nhưng hoạt động này cũng sẽ làm kích thích axit bên trong dạ dày dễ bị trào ngược lên trên.
Ngoài ra, khi mang thai thì nồng độ relaxin trong cơ thể mẹ bầu cũng gia tăng đột ngột. Sự xuất hiện quá mức của hormone relaxin trong cơ thể sẽ ngăn cản hoạt động của đường tiêu hóa, làm phát sinh những tình trạng như đầy bụng, ợ hơi, khó tiêu…
2. Bầu bị trào ngược dạ dày do căng thẳng kéo dài
Bị trào ngược dạ dày khi mang thai còn liên quan trực tiếp đến tâm trạng của mẹ bầu. Khi họ căng thẳng, cơ thể sẽ đón nhận tín hiệu và tích cực sản xuất hormone cortisol hơn. Đây chính là tác nhân khiến thực quản sản xuất nhiều axit hơn và dẫn tới trào ngược.
Căng thẳng kéo dài khiến cơ thể sản sinh hormone gây hại dạ dày
3. Thai nhi phát triển
Khi thai nhi phát triển sẽ mang đến áp lực khá lớn cho thực quản và dạ dày. Khi em bé trong bụng mẹ ngày một lớn, tử cung cũng sẽ giãn ra. Điều này làm cho bà bầu bị trào ngược dạ dày dễ dàng và biểu hiện nghiêm trọng xảy ra ở những tháng cuối thai kỳ.
4. Mặc trang phục quá chật
Nếu mẹ bầu lựa chọn những trang phục quá ôm sát, tạo áp lực cho vùng bụng sẽ khiến dạ dày dễ bị kích thích. Khi ấy, axit trong dạ dày rất dễ bị trào ngược hoặc thai phụ có thể gặp phải một số vấn đề về tiêu hóa.
5. Mẹ bầu nhiễm vi khuẩn HP
Vi khuẩn HP là yếu tố trực tiếp gây ra các căn bệnh dạ dày nguy hiểm. Bà bầu bị trào ngược dạ dày khi mang thai có thể do vi khuẩn HP phá vỡ lớp niêm mạc tạo ra vết loét, tổn thương lớn. Từ đó mẹ bầu xuất hiện các biểu hiện đầy bụng, ợ hơi, đau thượng vị khiến sinh hoạt bị ảnh hưởng.
6. Trào ngược dạ dày ở bà bầu do thừa cân
Giai đoạn mang thai thì vấn đề dinh dưỡng được ưu tiên hàng đầu bởi việc này tác động đến thai nhi. Tuy nhiên mẹ bầu nên xây dựng thực đơn dinh dưỡng phù hợp để tránh tình trạng tăng cân. Nếu mẹ bầu không kiểm soát cân nặng tốt sẽ gây nhiều hậu quả nghiêm trọng trong đó có chứng trào ngược axit.
Vấn đề cân nặng mất kiểm soát dẫn đến trào ngược axit khi mang thai
III - Mẹ bầu bị trào ngược dạ dày có nguy hiểm không?
Những biểu hiện của bệnh trào ngược dạ dày khi mang thai khiến cuộc sống sinh hoạt bị đảo lộn. Chứng trào ngược dạ dày ở phụ nữ mang bà bầu diễn ra thường xuyên do những thay đổi hormon và áp lực ở tử cung.
Mặc dù căn bệnh không trực tiếp nguy hiểm đến tính mạng mẹ và bé nhưng cần được theo dõi để chữa trị. Bà bầu bị trào ngược dạ dày trong thời gian dài dễ bị chán ăn, buồn nôn, cân nặng khó kiểm soát.
Nếu trào ngược dạ dày có biểu hiện nghiêm trọng tác động đến cuộc sống thì các mẹ nên lắng nghe ý kiến bác sĩ. Bác sĩ căn cứ vào tình hình thực tế để đưa ra các biện pháp tự chăm sóc tại nhà phù hợp cho mẹ bầu. Ngoài ra, bác sĩ sẽ tư vấn các nhóm thuốc chống trào ngược dạ dày an toàn cho phụ nữ mang thai nếu cần thiết.
IV - Mẹo chữa trào ngược dạ dày khi mang thai cho bà bầu
Trào ngược dạ dày ở bà bầu kết hợp hiện tượng ốm nghén khiến sức khỏe các mẹ suy giảm. Vì thế hãy tham khảo cách giảm trào ngược axit hiệu quả, an toàn khi mang thai nhé!
1. Xây dựng chế độ dinh dưỡng tích cực
Ăn uống sai cách có thể gây kích thích hệ tiêu hóa và khiến mẹ bầu bị trào ngược dạ dày nhanh chóng. Do vậy, các chị em khi mang thai nên cố gắng tối ưu lại thói quen ăn uống bằng cách:
- Gia tăng lượng nước vào cơ thể để cân đối nồng độ axit tồn đọng trong dịch vị.
- Tách nhỏ các bữa ăn trong ngày: Mục đích của điều này là để dạ dày hạn chế phải chịu quá nhiều áp lực trong cùng một khoảng thời gian.
- Loại bỏ các thực phẩm dễ gây kích thích dạ dày như bạc hà, đồ tẩm ướp quá nhiều gia vị…
- Ăn chậm và nhai kỹ, đồng thời không nên ăn nhiều khi mẹ bầu đang quá đói.
- Vận động nhẹ nhàng sau khi ăn để dạ dày tiêu hóa nhịp nhàng hơn.
Bà bầu bị trào ngược dạ dày cần điều chỉnh dinh dưỡng phù hợp
2. Thay đổi thói quen sinh hoạt
Việc duy trì chế đối sinh hoạt khoa học, hợp lý không chỉ giảm tần suất trào ngược dạ dày mà còn cải thiện sức khỏe cho mẹ bầu. Để làm được điều đó, mẹ bầu nên cố gắng duy trì những thói quen tốt như:
- Hạn chế thức khuya, ngủ đủ giấc (trung bình một ngày mẹ bầu nên ngủ khoảng 7 - 8 tiếng).
- Mặc những quần áo thoải mái (không gây áp lực cho bụng).
- Luôn kiểm soát cân nặng nhưng cần đảm bảo các dưỡng chất để nuôi dưỡng thai nhi trong bụng.
- Trong thời gian mang thai, mẹ bầu nên lựa chọn các động tác vận động nhẹ nhàng. Bạn nên chọn những bài tập dành riêng cho mẹ bầu để cơ thể khỏe khoắn và cải thiện tâm trạng hiệu quả.
3. Cải thiện tâm lý để chữa trào ngược axit khi mang thai
Căng thẳng kéo dài là một trong các yếu tố khiến bệnh trào ngược dạ dày khi mang thai trở nên nghiêm trọng. Do vậy, kiểm soát tâm trạng tốt cũng là cách giúp hạn chế nguy cơ trào ngược khi mang thai mà chị em cần lưu ý. Dưới đây là cách giúp mẹ bầu cải thiện tâm trạng:
- Duy trì thói quen tập luyện, điển hình như tập yoga hay những bài thiền định cho tâm trí được thư giãn, cơ thể dẻo dai hơn.
- Chị em nên chủ động trò chuyện với người thân để giúp bạn giải tỏa tâm lý rất tốt khi nhận được sự thấu hiểu từ người xung quanh.
- Thực hiện các hoạt động yêu thích của bản thân như đọc sách, xem phim… để giảm hội chứng trào ngược dạ dày ở bà bầu.
4. Tham vấn bác sĩ về thuốc trị trào ngược dạ dày cho bà bầu
Mẹ bầu bị trào ngược dạ dày thường xuyên và gây ra biến chứng nguy hiểm như viêm loét dạ dày, các bệnh về thực quản, viêm họng… mẹ bầu nên đi khám để thực hiện theo chỉ định từ những bác sĩ chuyên khoa.
Khi ấy, các bác sĩ sẽ dựa theo tình hình sức khỏe, số tháng thai kỳ để đưa ra chỉ định phù hợp. Bởi trong thai kỳ, việc dùng thuốc để giải quyết những vấn đề sức khỏe là điều cần đặc biệt lưu tâm, tránh gây tổn thương nguy hiểm cho cả mẹ và bé.
Mẹ bầu nên thăm khám thai và nghe hướng dẫn từ bác sĩ
Trào ngược dạ dày khi mang thai là vấn đề liên quan đến hệ tiêu hóa mà mẹ bầu không nên chủ quan. Khi phát hiện các dấu hiệu bệnh mẹ nên quan sát phản ứng cơ thể và lắng nghe tư vấn từ đội ngũ chuyên gia. Đây là việc làm cần thiết giúp mẹ có sức khỏe tốt và không gây tổn thương thai nhi trong bụng.
- Bị buồn nôn: Trào ngược axit khi mang thai 3 tháng đầu thường có biểu hiện buồn nôn tương tự như ốm nghén khiến mẹ bầu thiếu sức sống, mệt mỏi.
- Đau tức ngực: Cảm giác này xuất hiện là do những dây thần kinh nằm tại khu vực niêm mạc của thực quản gặp phải tình trạng bị kích thích, khi mà axit trào ngược từ dạ dày lên trên.
- Thường xuyên bị ho hoặc viêm thanh quản: Trong những tháng đầu, dây thanh quản của mẹ bầu có thể bị sưng viêm do sự tấn công của những tác nhân bên trong axit dạ dày khi chúng trào ngược lên trên.
- Khó nuốt: Khi lượng axit bên trong dạ dày bị trào ngược lên càng nhiều sẽ càng khiến cho niêm mạc của thực quản dễ bị phù nề. Tình trạng này khiến mẹ bầu gặp nhiều khó khăn trong việc ăn uống, khó nuốt hơn bình thường.
- Tuyến nước bọt tiết ra liên tục: Đó là do lượng axit chua sau khi bị trào ngược lên phía trên sẽ kích thích vùng khoang miệng thực hiện bài tiết nước bọt nhiều hơn. Mục đích của sự bài tiết này là trung hòa lại lượng axit bị dư thừa.
- Ngoài ra, bà bầu bị trào ngược dạ dày còn có thể gặp các hiện tượng như chán ăn, hen suyễn, sụt cân nhanh… trong giai đoạn 3 tháng đầu.
Buồn nôn là dấu hiệu điển hình của mẹ bầu bị trào ngược dạ dày
2. Trào ngược dạ dày khi mang thai 3 tháng cuối
- Đầy bụng: Nếu dạ dày phải chịu một áp lực lớn sẽ làm suy giảm hiệu suất tiêu hóa, khiến thức ăn sau khi đi vào cơ thể dễ bị ứ đọng trong dạ dày. Khi ấy, mẹ bầu xuất hiện các vấn đề liên quan đến đường tiêu hóa như chướng bụng hay khó tiêu…
- Đau âm ỉ tại vùng bụng: Trong những tháng cuối, nhiều thai phụ có thể gặp phải những cơn đau dạ dày âm ỉ, thậm chí là dữ dội. Cơn đau dai dẳng tác động đến thới quen sinh hoạt và thể trạng chung khiến người mệt mỏi.
- Bụng đau khi ăn no hoặc khi đói: Khi mẹ bầu ăn quá no hoặc để bụng đói khiến dịch vị trong dạ dày gia tăng sẽ bào mòn lớp niêm mạc. Cùng với đó là việc dạ dày của mẹ bầu co bóp liên tục có thể gây nên những cơn đau dữ dội.
Mẹ bầu xuất hiện những cơn đau dạ dày âm ỉ, dai dẳng nhiều ngày
II - Nguyên nhân gây trào ngược dạ dày khi mang thai ở mẹ bầu
1. Thay đổi hormone progesterone trong cơ thể
2. Bầu bị trào ngược dạ dày do căng thẳng kéo dài
Căng thẳng kéo dài khiến cơ thể sản sinh hormone gây hại dạ dày
3. Thai nhi phát triển
4. Mặc trang phục quá chật
5. Mẹ bầu nhiễm vi khuẩn HP
6. Trào ngược dạ dày ở bà bầu do thừa cân
Bình luận
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm