Tìm hiểu nguyên nhân gây nghẹt mũi
Để tìm được cách trị nghẹt mũi cho trẻ em, trước hết phải xác định được nguyên nhân gây nghẹt mũi.
Cảm giác mũi bị nghẹt hay ngạt là do 2 nguyên nhân chính.
- Thứ nhất là do mũi tiết ra nhiều dịch nhầy, sau đó dịch nhầy tích tụ lại gây bít tắc khoang mũi.
- Thứ hai là do sưng các mô xoang trong mũi, làm thu hẹp đường thở.
Có rất nhiều vấn đề dẫn đến 2 nguyên nhân này, chủ yếu là do nhiễm vi trùng gây bệnh đường hô hấp (cảm lạnh, cảm cúm, viêm xoang) hoặc do dị ứng, có dị vật trong mũi.
Cơ chế gây nghẹt mũi là khi các tác nhân lạ tấn công mũi, như nhiễm virus gây bệnh đường hô hấp hoặc dị ứng, cơ thể sẽ tiết ra nhiều dịch nhầy hơn để cuốn những tác nhân gây hại ra ngoài. Sản xuất quá nhiều dịch nhầy dẫn đến dư thừa và tích tụ dịch nhầy gây bít tắc mũi xoang. Ngoài ra, các tác nhân gây hại cũng gây viêm các mô mũi dẫn đến sưng và thu hẹp đường thở.
Do đó, để giảm nghẹt mũi cần phải tác động vào cả 2 nguyên nhân chính kể trên, đó là vừa đào thải dịch nhầy, làm sạch mũi xoang, vừa giảm viêm sưng niêm mạc mũi xoang.
Dịch nhầy và sưng viêm niêm mạc mũi là nguyên nhân gây nghẹt mũi, khó thở
Học nhanh các cách trị nghẹt mũi cho trẻ
1. Nhỏ mũi hoặc xịt mũi bằng nước muối sinh lý
Theo bác sĩ nhi khoa Peter Cardiello (Mỹ), nếu trẻ bị nghẹt mũi và khó thở, có thể áp dụng ngay một biện pháp tự nhiên giúp làm thông mũi nhanh chóng, đó là sử dụng nước muối sinh lý, không nên sử dụng thuốc xịt thông mũi cho trẻ em.
Dùng nước muối sinh lý để nhỏ 2-3 giọt vào lỗ mũi hoặc xịt nhẹ 1-2 nhịp dung dịch vệ sinh mũi sẽ giúp làm loãng dịch nhầy trong mũi. Dịch nhầy loãng sẽ chảy ra ngoài dễ dàng hơn. Sau đó, có thể hướng dẫn trẻ xì mũi (với trẻ lớn) hoặc hút mũi cho trẻ (với trẻ nhỏ) để làm sạch mũi xoang.
Hiện nay trên thị trường có bán rất nhiều dụng cụ hút mũi chuyên dụng dành cho trẻ, sử dụng rất đơn giản và thuận tiện. Cha mẹ lưu ý không nên hút mũi cho trẻ quá nhiều lần, vì dễ làm khô và đau mũi của trẻ. Chỉ nên hút mũi cho trẻ trước khi ăn và trước khi đi ngủ, hoặc hút khi dịch nhầy trong mũi quá nhiều.
2. Rửa mũi cho trẻ
Rửa mũi cũng là biện pháp giúp đào thải dịch nhầy trong mũi nhanh chóng, nhưng cần áp dụng đúng cách. Có thể dùng dụng cụ rửa mũi chuyên dụng để rửa mũi cho an toàn, tránh sử dụng xi lanh bởi xi lanh gây áp lực mạnh, có thể làm đau mũi của trẻ và gây nguy cơ viêm tai giữa.
Để giảm nghẹt mũi, có thể rửa mũi cho trẻ bằng bình rửa mũi chuyên dụng
3. Xông hơi mũi cho trẻ
Hơi nước ấm có thể giúp làm loãng dịch nhầy đặc trong mũi và giúp trẻ dễ thở hơn.
Có rất nhiều cách để xông hơi mũi cho trẻ, bạn có thể áp dụng:
- Xông hơi trong phòng tắm: Mở vòi tắm nước nóng để hơi nước ấm lan tỏa khắp phòng. Đưa trẻ vào ngồi trong phòng tắm khoảng 5-10 phút để hít ngửi hơi nước bốc lên. Lưu ý tránh để trẻ bị bỏng.
- Xông hơi từ bát nước ấm: Đổ nước sôi ra bát to, trùm kín khăn lên đầu trẻ, hướng dẫn trẻ cúi đầu gần bát nước để hít ngửi hơi nước bay lên. Lưu ý giữ đầu cách xa bát nước khoảng 15cm.
4. Dùng máy tạo độ ẩm
Không khí trong phòng quá khô có thể gây khô mũi và khiến tình trạng nghẹt mũi nặng hơn. Có thể dùng máy tạo độ ẩm (máy phun sương) để điều chỉnh độ ẩm trong phòng về mức dễ chịu, bình thường.
Lưu ý, nên thường xuyên vệ sinh máy, tránh để bụi bẩn và nấm mốc sinh sôi.
5. Giữ không khí trong lành
Dị ứng bụi, phấn hoa hay thậm chí cả khói thuốc lá đều có thể là nguyên nhân khiến trẻ bị nghẹt mũi. Do đó, một cách trị nghẹt mũi cho trẻ nhỏ đơn giản là hãy vệ sinh sạch sẽ nhà cửa và giữ không khí trong lành. Nếu lo ngại khói bụi và ô nhiễm môi trường, bạn có thể dùng máy lọc không khí trong nhà.
6. Khuyến khích trẻ uống nhiều nước
Uống nhiều nước giúp làm loãng dịch nhầy trong mũi, giảm nghẹt mũi, đồng thời còn ngăn ngừa mất nước nếu trẻ bị sốt cao.
7. Thay đổi tư thế ngủ
Tình trạng nghẹt thở càng trầm trọng hơn vào ban đêm do dịch nhầy trong xoang không thể thoát ra ngoài trong tư thế nằm.
Để giảm nghẹt mũi và giúp trẻ dễ ngủ hơn, bạn nên kê cao đầu cho trẻ khi ngủ. Có thể kê thêm một chiếc gối mỏng hoặc nâng cao đầu giường hơn một chút.
8. Dùng thuốc giảm đau không kê đơn
Viêm mũi và nghẹt mũi có thể gây đau và sốt. Khi trẻ bị sốt cao hơn 38,5 độ C, cần cho trẻ uống thuốc giảm đau hạ sốt như acetaminophen và ibuprofen đúng liều lượng khuyến cáo.
9. Chỉ uống thuốc kháng sinh theo chỉ định
Tiến sĩ Cardiello cảnh báo, cảm lạnh, cúm và viêm xoang chủ yếu do virus gây ra. Thuốc kháng sinh chỉ điều trị các bệnh do nhiễm khuẩn, do vậy việc sử dụng thuốc kháng sinh không đúng chỉ định sẽ làm tăng nguy cơ kháng kháng sinh, ảnh hưởng đến sức khỏe.
Chỉ dùng thuốc kháng sinh nếu có chỉ định của bác sĩ, tránh lạm dụng thuốc
10. Trị nghẹt mũi cho trẻ bằng thuốc Đông y
Nếu nguyên nhân gây nghẹt mũi là do viêm mũi dị ứng hay viêm xoang mạn tính, thì việc điều trị cần kiên trì, ngoài việc dùng thuốc Tây trong các đợt cấp, thì nên kết hợp thêm thuốc Đông y để tác động dần dần vào cơ địa, giúp ngăn ngừa và hạn chế bệnh tái phát.
Đông y có bài thuốc thông mũi tiêu viêm bí truyền có hiệu quả kỳ diệu. Bài thuốc này không những giúp tiên tan tình trạng viêm nhiễm trong mũi, giúp thông mũi do viêm mũi dị ứng, viêm xoang mà còn tác động dần dần vào cơ địa, tăng cường chính khí trong cơ thể, ngăn ngừa hàn tà xâm nhập gây bệnh. Nhờ vậy, kiên trì sử dụng bài thuốc một thời gian sẽ giúp ngăn ngừa và hạn chế bệnh tái phát.
Hiện nay, bài thuốc này đã được nghiên cứu ứng dụng, sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại tại nhà máy dược phẩm chuẩn GMP-WHO, tạo nên Thuốc Xoang Đông y dạng viên nén tiện dụng. Sản phẩm có thành phần thảo dược an toàn, nên có thể dùng được cho trẻ em từ 5 tuổi trở lên.
Trẻ em bị nghẹt mũi do viêm mũi dị ứng, viêm xoang cấp và mãn tính có thể tham khảo sử dụng.
Thuốc Xoang Nhất NhấtTác dụng: Tiêu viêm, thông mũi Chỉ định: Hỗ trợ điều trị các chứng nghẹt mũi, viêm mũi dị ứng, viêm xoang cấp và mạn tính. Cách dùng, liều dùng: Người lớn: Ngày uống 2 – 3 lần, mỗi lần 2 viên. Trẻ em trên 5 tuổi: Ngày uống 2 – 3 lần, mỗi lần 1 viên Sản xuất tại: CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM NHẤT NHẤT |
Bình luận
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm