Giảm ngứa khi bị côn trùng đốt hiệu quả
MỤC LỤC Bị côn trùng đốt gây ảnh hưởng gì? Lưu ý quan trọng khi bị côn trùng cắn Cách giảm ngứa khi bị côn trùng đốt |
Bị côn trùng đốt gây ảnh hưởng gì?
Một số loại côn trùng như muỗi, kiến, ong, ve, bọ chét... khi tần công da người có thể để lại vết sưng, đỏ, ngứa hoặc đau rát. Đây là phản ứng tự nhiên của cơ thể trước các chất lạ được côn trùng tiết ra khi đốt hoặc cắn.
Các triệu chứng tùy thuộc vào loại côn trùng, cơ địa người bị đốt và mức độ phản ứng của cơ thể:
Phản ứng tại chỗ
- Ngứa: Đây là triệu chứng phổ biến nhất do các chất hóa học trong nọc độc hoặc nước bọt của côn trùng gây ra phản ứng histamine trong cơ thể.
- Đỏ da: Vùng da bị đốt thường trở nên đỏ do viêm và tăng lưu lượng máu đến khu vực này.
- Sưng: Sưng tấy có thể xảy ra xung quanh vết đốt, đôi khi lan rộng hơn.
- Đau rát: Một số vết đốt, đặc biệt là từ ong, kiến lửa hoặc rết, có thể gây đau nhức.
- Nổi mề đay: Các nốt sần, phù có thể xuất hiện xung quanh vết đốt hoặc lan ra các vùng da khác.
Vết cắn của một số loại côn trùng
Phản ứng dị ứng
Ở những người có cơ địa dị ứng, vết côn trùng đốt có thể gây ra các phản ứng nghiêm trọng hơn, bao gồm:
- Phát ban lan rộng: Mẩn ngứa có thể lan ra khắp cơ thể.
- Sưng phù: Sưng mặt, môi, lưỡi hoặc cổ họng, gây khó thở.
- Khó thở, thở khò khè.
- Chóng mặt, buồn nôn hoặc nôn mửa.
- Tim đập nhanh.
- Sốc phản vệ
Lây truyền bệnh
Một số loại côn trùng là vật trung gian truyền bệnh nguy hiểm cho người, ví dụ:
- Muỗi: Sốt xuất huyết, sốt rét, viêm não Nhật Bản, Zika, Chikungunya.
- Bọ chét: Dịch hạch, sốt phát ban.
- Ve: Bệnh Lyme, sốt mò.
- Ruồi: Các bệnh về đường tiêu hóa.
Việc bị côn trùng đốt tưởng chừng đơn giản nhưng nếu không xử lý đúng cách, nó có thể gây ra nhiều ảnh hưởng từ nhẹ đến nghiêm trọng, đặc biệt với người có cơ địa nhạy cảm hoặc trẻ nhỏ.
Lưu ý quan trọng khi bị côn trùng cắn
Khi bị côn trùng cắn, việc xử lý đúng cách và kịp thời là điều vô cùng quan trọng. Một số lưu ý cho bạn là:
- Không gãi: Cố gắng không gãi vết đốt vì gãi có thể làm tăng kích ứng, gây trầy xước và dẫn đến nhiễm trùng.
- Theo dõi các dấu hiệu dị ứng nghiêm trọng: Nếu bạn có các triệu chứng như khó thở, sưng môi hoặc lưỡi, phát ban lan rộng, chóng mặt hoặc ngất xỉu, hãy tìm kiếm sự trợ giúp y tế ngay lập tức.
- Đối với trẻ nhỏ: Cần theo dõi và ngăn trẻ gãi vết đốt để tránh nhiễm trùng. Có thể cắt ngắn móng tay của trẻ.
- Tham khảo ý kiến bác sĩ: Nếu vết đốt sưng to, đau nhiều, có dấu hiệu nhiễm trùng (mưng mủ, nóng đỏ lan rộng) hoặc ngứa dữ dội không thuyên giảm, hãy đi khám bác sĩ để được tư vấn và điều trị phù hợp.
Cách giảm ngứa khi bị côn trùng đốt
Dưới đây là một số các biện pháp giảm ngứa khi bị côn trùng đốt mà bạn có thể áp dụng ngay tại nhà:
Biện pháp tại chỗ
- Rửa sạch: Rửa nhẹ nhàng vùng da bị đốt bằng nước sạch và xà phòng để loại bỏ bụi bẩn và các chất kích ứng.
- Chườm lạnh: Chườm đá hoặc khăn lạnh lên vết đốt khoảng 10-15 phút để giảm sưng và ngứa. Lặp lại vài lần trong ngày.
- Kem đánh răng: Một số loại kem đánh răng có chứa menthol hoặc baking soda có thể giúp làm dịu vết ngứa. Thoa một lớp mỏng lên vết đốt.
- Giấm: Thoa một ít giấm táo hoặc giấm trắng loãng lên vết đốt. Axit trong giấm có thể giúp trung hòa nọc độc của côn trùng.
- Baking soda: Trộn một thìa cà phê baking soda với một ít nước để tạo thành hỗn hợp sệt. Thoa lên vết đốt để giảm ngứa.
- Mật ong: Thoa một chút mật ong nguyên chất lên vết đốt. Mật ong có đặc tính kháng khuẩn và chống viêm, giúp giảm ngứa và thúc đẩy quá trình lành vết thương.
- Nha đam: Thoa gel nha đam tươi lên vết đốt để làm dịu da và giảm viêm.
- Túi trà đã qua sử dụng: Túi trà lạnh có thể giúp giảm sưng và ngứa khi đắp lên vết đốt.
- Bấm hoặc đè mạnh: Dùng móng tay hoặc vật cùn ấn mạnh trực tiếp lên vết ngứa trong khoảng 10 giây. Đôi khi, cách này có thể giúp giảm cảm giác ngứa.
Nha đam có tác dụng làm dịu da, giảm viêm khi bị côn trùng đốt
Kem bôi
Kem hydrocortisone: Giúp giảm viêm và ngứa.
Thuốc kháng histamin dạng bôi: Như diphenhydramine hoặc tripelennamine, giúp giảm ngứa.
Kem calamine: Có tác dụng làm dịu da và giảm ngứa.
Kem bôi da thành phần từ thảo dược: Kem bôi da với các thành phần tự nhiên như kim ngân hoa, hạt gấc, lá đào, diếp cá, dền gai, lô hội, dầu mè, có tác dụng giúp tiêu viêm, sát trùng, giảm đau và giảm ngứa rát tại vị trí côn trùng cắn. Thành phần làm dịu da, dưỡng da và cung cấp độ ẩm cần thiết cho da, hỗ trợ tái tạo da, giúp mau lành vùng vết thương, chóng lên da non.
Kem Nhất Nhất
Chống chỉ định: Người dùng quá mẫn cảm với các thành phần của kem. Cảnh báo và thận trọng: - Để xa tầm tay trẻ em. Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng. Quy cách đóng gói: Hộp 1 tuýp x 5g; Hộp 1 tuýp x 10g Nơi khô, dưới 30 độ C, tránh ánh sáng mặt trời. 36 tháng kể từ ngày sản xuất, ngày SX ghi trên hộp sản phẩm. |
Bình luận
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm