Bộ Y tế nêu các triệu chứng và cách điều trị bệnh đậu mùa khỉ ở người

Bộ Y tế nêu các triệu chứng và cách điều trị bệnh đậu mùa khỉ ở người
Theo Bộ Y tế, bệnh đậu mùa khỉ có các triệu chứng chính là sốt, phát ban dạng phỏng nước và sưng hạch ngoại vi, có thể gây biến chứng nặng dẫn tới tử vong.

Ngày 29/7, Bộ Y tế ban hành Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh đậu mùa khỉ ở người. Hướng dẫn này được đưa ra sau gần một tuần Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công bố tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng quốc tế đối với bệnh đậu mùa khỉ.

Theo Bộ Y tế, đậu mùa khỉ (monkey pox) là bệnh truyền nhiễm cấp tính, có khả năng gây dịch, do virus đậu mùa khỉ gây ra. Bệnh có nguồn gốc từ châu Phi, lây truyền từ động vật sang người và từ người sang người qua tiếp xúc trực tiếp với tổn thương da, dịch cơ thể, qua quan hệ tình dục, giọt bắn đường hô hấp, vật dụng của người bị nhiễm và lây truyền từ mẹ sang con.

Bệnh có các triệu chứng chính là sốt, phát ban dạng phỏng nước và sưng hạch ngoại vi, có thể gây biến chứng nặng dẫn tới tử vong. Bệnh nhân thường trải qua các giai đoạn sau:

Ủ bệnh: Từ 6 đến 13 ngày (dao động từ 5 đến 21 ngày). Người nhiễm không có triệu chứng và không có khả năng lây nhiễm.

Khởi phát: Từ một đến 5 ngày, xuất hiện triệu chứng chính là sốt và nổi hạch ngoại vi toàn thân, có thể kèm theo đau đầu, mệt mỏi, ớn lạnh, đau họng, đau cơ. Đây cũng là thời điểm virus có thể lây sang người khác.

Toàn phát: Đặc trưng với các ban trên da, thường gặp sau sốt từ một đến 3 ngày. Các vết ban có thể gặp nhiều trên mặt, lòng bàn tay, lòng bàn chân, miệng, mắt, cơ quan sinh dục. Vết ban thường đi từ tổn thương có nền phẳng, sần, mụn nước, mụn mủ, đóng vảy khô và cuối cùng là bong tróc và để lại sẹo. Ở một số trường hợp nghiêm trọng, các tổn thương da có thể liên kết thành mảng lớn.

Hồi phục: Các triệu chứng của bệnh đậu mùa khỉ có thể kéo dài từ 2 đến 4 tuần rồi tự khỏi. Người bệnh hết triệu chứng lâm sàng, các sẹo trên da có thể ảnh hưởng đến thẩm mỹ nhưng không còn nguy cơ lây nhiễm.

Về mặt lâm sàng, người bệnh đậu mùa khỉ có thể không xuất hiện triệu chứng dù nhiễm virus, thể nhẹ (hết sau 2-4 tuần mà không cần điều trị đặc hiệu) hoặc thể nặng. Các trường hợp mắc đậu mùa khỉ thể nặng thường là nhóm có nguy cơ cao như phụ nữ , người cao tuổi, trẻ em, người mắc bệnh lý nền, suy giảm miễn dịch… Bệnh nhân có thể tử vong, thường từ tuần thứ 2 của bệnh. Một số biến chứng ở thể nặng bao gồm nhiễm khuẩn da, viêm phổi, viêm não, nhiễm khuẩn huyết.

Bộ Y tế nêu các triệu chứng và cách điều trị bệnh đậu mùa khỉ ở người

Ảnh minh họa

Liên quan vấn đề chẩn đoán, bệnh nhân được cho là ca bệnh nghi ngờ nếu có một trong các yếu tố dịch tễ gồm: Tiếp xúc với ca bệnh xác định trong vòng 21 ngày trước khi khởi phát triệu chứng (cả tiếp xúc vật lý trực tiếp hay qua vật dụng); có tiền sử đi du lịch đến các quốc gia có dịch trong vòng 21 ngày trước khi khởi phát triệu chứng. Đồng thời, ca bệnh nghi ngờ có bệnh cảnh lâm sàng nghi bệnh đậu mùa khỉ Trong khi đó, các trường hợp được xác định mắc đậu mùa khỉ khi có kết quả xét nghiệm sinh học phân tử dương tính với virus đậu mùa khỉ.

Về việc điều trị bệnh đậu mùa khỉ, theo Bộ Y tế, bệnh điều trị triệu chứng là chủ yếu. Bên cạnh đó, cần đảm bảo dinh dưỡng, cân bằng nước điện giải và hỗ trợ tâm lý. Sử dụng thuốc điều trị đặc hiệu ở những trường hợp nặng và cơ địa đặc biệt (trẻ sơ sinh, người cao tuổi, người bị suy giảm miễn dịch,...) theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới và các quy định của Việt Nam. Theo dõi, phát hiện và xử trí kịp thời các tình trạng nặng, biến chứng của bệnh.

Cụ thể, với bệnh đậu mùa khỉ thể nhẹ chủ yếu điều trị triệu chứng như hạ sốt, giảm đau; chăm sóc tổn thương da, mắt, miệng; bảo đảm dinh dưỡng, cân bằng điện giải; cần theo dõi và phát hiện sớm các biến chứng nếu có: viêm phổi, nhiễm khuẩn da, nhiễm khuẩn huyết, viêm não... để điều trị ở buồng cách ly tại khoa hồi sức; phòng và kiểm soát nhiễm khuẩn theo quy định.

Với bệnh đậu mùa khỉ thể nặng, cần điều trị ở buồng cách ly tại khoa hồi sức, điều trị biến chứng (nếu có) theo các phác đồ đã ban hành. Thuốc điều trị đặc hiệu được chỉ định những trường hợp như: người có biến chứng nặng (nhiễm khuẩn huyết, viêm phổi, viêm não...); người bị suy giảm miễn dịch (HIV, ung thư, đang điều trị thuốc ức chế miễn dịch hoặc corticosteroid liều cao...); trẻ em, đặc biệt là trẻ dưới 8 tuổi; phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú; những người đang có bệnh cấp tính tiến triển. Các thuốc điều trị sử dụng theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới.

Về phân tuyến điều trị theo thể bệnh đậu mùa khỉ, tại y tế xã/phường, quận/huyện sẽ điều trị ca bệnh không triệu chứng, ca bệnh nhẹ có các triệu chứng thông thường của bệnh. Tuyến tỉnh, trung ương sẽ tiếp nhận ca bệnh nặng hoặc có nguy cơ trở nặng (trẻ sơ sinh, người bị suy giảm miễn dịch, người cao tuổi, bệnh nền, phụ nữ mang thai), ca bệnh có biến chứng nặng. 

Các dấu hiệu nguy hiểm của bệnh cần theo dõi, xem xét chuyển tuyến điều trị: giảm thị lực; giảm ý thức, hôn mê, co giật; suy hô hấp; chảy máu, giảm số lượng nước tiểu; các dấu hiệu của nhiễm khuẩn huyết và sốc nhiễm khuẩn. 

Về tiêu chuẩn xuất viện đối với bệnh nhân mắc đậu mùa khỉ, theo hướng dẫn của Bộ Y tế, tiêu chuẩn xuất viện là người bệnh cách ly tối thiểu 14 ngày và người bệnh hết các triệu chứng về lâm sàng (không xuất hiện tổn thương trên da mới tối thiểu 48h và các tổn thương cũ đã đóng vảy).

Theo Bộ Y tế, ngày 23/7, Tổng giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus tuyên bố đậu mùa khỉ là tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng toàn cầu do tốc độ lây truyền nhanh, nguy cơ về sự lan rộng hơn nữa tới các quốc gia khác.

Thế giới ghi nhận gần 16.000 trường hợp mắc tại 74 quốc gia, tử vong 5 trường hợp. Tỷ lệ tử vong trên số mắc là 1/3.000, số này chưa thực sự thống kê hết. Tuy nhiên, thời gian gần đây ghi nhận số ca tăng lên, đặc biệt là một số quốc gia châu Âu. Một số quốc gia châu Á như Hàn Quốc, Singapore, New Zealand, Australia, Đài Loan (Trung Quốc) đã ghi nhận ca mắc. Với 2 ca tại Hàn Quốc đều là người từ vùng dịch về, chưa ghi nhận trong nước.

 

Bình luận

0 bình luận, đánh giá

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Cùng chuyên mục
HLV Kim Sang-sik toan tính điều gì khi loại Đỗ Hùng Dũng khỏi ĐT Việt Nam?

HLV Kim Sang-sik toan tính điều gì khi loại Đỗ Hùng Dũng khỏi ĐT Việt Nam?

25-11-2024 17:58

Việc HLV Kim Sang-sik không triệu tập Đỗ Hùng Dũng chuẩn bị cho ASEAN Cup 2024 gây không ít tranh cãi, nhưng đồng thời cũng mở ra cơ hội để thử nghiệm những nhân tố mới nhằm làm mới lối chơi của đội tuyển.

Nổi bật trang chủ
Ứng dụng công nghệ trong giảng dạy, quản lý: 'Lớp học Google'
25 Tháng 11, 2024

Nhiều trường học tại TPHCM đưa vào giảng dạy tiết học kỹ năng số, “lớp học Google” để vừa giảm áp lực cho GV, vừa nâng cao hiệu quả tiếp thu với HS.

Đọc thêm
Những thói quen ăn uống đáng sợ nhất, bạn có mắc phải không?

Những thói quen ăn uống đáng sợ nhất, bạn có mắc phải không?

25 Tháng 11, 2024

Do nhịp sống hối hả nên con người thường bỏ qua những yêu cầu về chế độ ăn uống hàng ngày. Thói quen không lành...

Đội tuyển Việt Nam đón tin kém vui từ đối thủ Hàn Quốc

Đội tuyển Việt Nam đón tin kém vui từ đối thủ Hàn Quốc

25 Tháng 11, 2024

Đội tuyển Việt Nam đứng trước nỗi lo về chất lượng "quân xanh" trong chuyến tập huấn tại Hàn Quốc.

Nhậu cách nhà 100m bị CSGT phạt 7 triệu

Nhậu cách nhà 100m bị CSGT phạt 7 triệu

25 Tháng 11, 2024

Người đàn ông N.V.C (SN 1987, quê Cà Mau), đi ăn đám giỗ nhà người quen trên đường Tống Văn Trân, quận 11. Ông uống...

Vào lớp 1 trở thành

Vào lớp 1 trở thành "cuộc chiến", thi khó, tỷ lệ chọi cao

25 Tháng 11, 2024

Giáo viên tiểu học cho biết nhu cầu cho con thi vào lớp 1 trường "hot" ngày càng cao, kéo theo đó là áp lực...

Hoa hậu Thanh Thủy được trao tặng bằng khen tại Lễ vinh danh sinh viên

Hoa hậu Thanh Thủy được trao tặng bằng khen tại Lễ vinh danh sinh viên

25 Tháng 11, 2024

Hoa hậu Thanh Thủy được vinh danh và trao tặng bằng khen tại Lễ tôn vinh Sinh viên xuất sắc Học kỳ Summer 2024 tại...

0.70585 sec| 2271.758 kb