Bộ Y tế đề xuất 2 tình huống ứng phó với dịch Covid-19

Bộ Y tế đề xuất 2 tình huống ứng phó với dịch Covid-19
Bộ Y tế đã đưa ra 2 tình huống ứng phó với dịch Covid-19 trong năm 2022 - 2023 và xin ý kiến góp ý của cá nhân, cơ quan có liên quan.

Theo Sức khỏe & , Bộ Y tế đang đưa ra 2 tình huống ứng phó với dịch Covid-19 và xin ý kiến góp ý của cá nhân, cơ quan có liên quan. Đồng thời, Bộ Y tế cũng đang tiếp tục tập hợp ý kiến của thành viên Ban chỉ đạo Quốc gia về phòng chống dịch Covid-19, UBND 63 tỉnh/thành phổ, các đơn vị liên quan thuộc, trực thuộc Bộ Y tế về Phương án bảo đảm công tác y tế ứng phó với các tình huống dịch Covid-19 năm 2022-2023.

Thực hiện Nghị quyết 128/NQ-CP quy định tạm thời "thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 và Nghị quyết 38/NQ-CP về ban hành Chương trình phòng, chống dịch Covid-19, Bộ Y tế xây dựng Phương án bảo đảm công tác y tế ứng phó với các tình huống dịch Covid-19 năm 2022-2023. 

Hai tình huống được xây dựng trên cơ sở kế hoạch của Tổ chức Y tế thế giới, tham khảo kế hoạch đáp ứng của một số quốc gia và thực tiễn tình hình dịch bệnh tại Việt Nam, thực hiện Nghị quyết 38/NQ-CP, Bộ Y tế xây dựng các tình huống dịch Covid-19 trong giai đoạn chuyển tiếp từ phòng chống đại dịch sang quản lý bền vững như sau:

Tình huống thứ nhất: Chủng virus vẫn tiếp tục tiến hóa, tuy nhiên do cộng đồng đã có miễn dịch nên số trường hợp nặng và tử vong giảm dần dẫn đến các ổ dịch không còn nghiêm trọng như trước hoặc xuất hiện biến chủng mới của virus SARS-CoV-2 nhưng ít nghiêm trọng hơn.

Trong tình huống này,  Bộ Y tế đề xuất một số hoạt động tập trung ở tình huống này là nghiên cứu tiêm vaccine mũi thứ 4 cho người lớn; tiêm mũi thứ 3 cho trẻ em từ 5 tuổi đến dưới 18 tuổi và tiêm chủng cho trẻ em từ 3 tuổi đến 5 tuổi và sớm triển khai tiêm cho các nhóm đối tượng ngay trong năm 2022.

Bên cạnh đó cũng cần tăng cường theo dõi giám sát, xét nghiệm phát hiện kịp thời các biến chủng đáng lo ngại (VOC) và những thay đổi về khả năng gây bệnh, khả năng lây truyền và hiệu quả của các biện pháp can thiệp; triển khai giám sát giải trình tự gen tại các điểm giám sát trọng điểm để phát hiện sự tiến hóa của virus; mở rộng giám sát SARS-CoV-2 trên động vật (bao gồm cả vật nuôi và động vật hoang dã).

Về các biện pháp , kịch bản tình huống 1 của Bộ Y tế đề xuất tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng chống dịch theo quy định tại Nghị quyết 128 của Chính phủ, song xem xét giảm bớt hoặc nới lỏng các điều kiện, hướng dẫn để tạo thuận lợi hơn cho các tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp, cá nhân triển khai thực hiện.

Cùng đó, đánh giá việc thực hiện, điều chỉnh các chỉ số, ngưỡng xác định cấp độ dịch phù hợp với bản chất dịch, đáp ứng thực tế, tạo điều kiện cho các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội.

Về công tác hậu cần, ngoài việc tiếp tục huy động, vận động sự tham gia đóng góp của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân; sự tự nguyện chi trả của người mắc Covid-19 khi khám, điều trị theo yêu cầu, Bộ Y tế cũng đề xuất rút gọn, đơn giản hóa hồ sơ chứng từ thanh toán; bãi bỏ các rào cản, chồng chéo, vướng mắc, bất cập hiện hành về chính sách thanh toán chi phí y tế cho hoạt động khám chữa bệnh trong bối cảnh dịch Covid-19.

Bộ Y tế đề xuất 2 tình huống ứng phó với dịch Covid-19

Ảnh minh họa. Ảnh: Sức khỏe & đời sống.

Tình huống thứ hai: Xuất hiện biến chủng mới của virus SARS-CoV-2 có khả năng làm giảm hiệu quả vaccine hoặc miễn dịch, khiến ca nhiễm có triệu chứng nghiêm trọng hoặc tử vong tăng lên, đặc biệt ở các nhóm dễ bị tổn thương.

 tình huống thứ hai, Bộ Y tế sẽ phối hợp chặt chẽ với Tổ chức y tế thế giới, các nhà sản xuất vaccine để cập nhật các loại vaccine phù hợp với biến chủng mới virus SARS-CoV-2, kịp thời Chính phủ để cập nhật và cho phép mua bổ sung phục vụ tiêm chủng cho người dân.

Tiếp tục triển khai việc tiêm vaccine bảo đảm tiến độ nhanh nhất có thể; tổ chức rà soát, tiêm  mũi vaccine tăng cường phòng Covid-19 cho các đối tượng nguy cơ cao (người trên 65 tuổi, người mắc bệnh nền mạn tính) hoặc người đã tiêm đủ mũi vaccine trên 3 tháng.

Đồng thời, theo dõi sát diễn biến tình hình dịch bệnh trên thế giới, trong nước; tăng cường công tác giám sát sự xâm nhập của biến thể mới của virus tại các cửa khẩu, khu vực biên giới…; tiếp tục giám sát phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh tại cộng đồng, tập trung giám sát các trường hợp nhập viện, điều trị tích cực và các trường hợp tử vong.

Nâng cao năng lực hệ thống y tế, đặc biệt là y tế dự phòng và y tế cơ sở; có các chế độ chính sách đãi ngộ phù hợp với những người làm nhiệm vụ y tế dự phòng, y tế cơ sở…

Đồng thời, tổ chức hoạt động khám bệnh, chữa bệnh từ xa theo quy định để tăng tỷ lệ tiếp cận với dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh của người mắc Covid-19 và người không thể tiếp cận cơ sở khám bệnh, chữa bệnh do dịch bệnh Covid-19.

Ở tình huống này sẽ thực hiện linh hoạt nguyên tắc "ngăn chặn - phát hiện - cách ly - khoanh vùng - dập dịch" theo quy mô và phạm vi hẹp nhất có thể, phù hợp với diễn biến dịch bệnh; áp dụng linh hoạt công thức chống dịch "5K + vaccine, thuốc + điều trị + công nghệ + ý thức người dân + các biện pháp khác".

Về các biện pháp xã hội, tình huống 2 đặt ra việc thực hiện nghiêm việc đánh giá cấp độ dịch tại các địa phương để thực hiện các biện pháp phòng chống dịch phù hợp theo quy định tại Nghị quyết 128 của Chính phủ.

Thông tin trên Lao động cho biết, trong Bản tin phòng chống dịch Covid-19 ngày 2/5 của Bộ Y tế thông tin, có 3.123 ca mắc Covid-18 tại 53 tỉnh, thành phố; giảm gần 600 ca so với ngày 1/5. Theo Sức khỏe & đời sống, Hiện trung bình số ca mắc mới Covid-19 ghi nhận trong 7 ngày qua ở nước ta khoảng 5.938 ca/ngày. Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua là 3 ca/ngày. Trong 3 tuần qua, số ca mắc mới CovidD-19, ca nặng và tử vong tại các tỉnh, thành phố có xu hướng giảm từng ngày

Theo Dân Trí, Một số nước Đông Nam Á đã đưa các tiêu chí để coi Covid-19 là bệnh lưu hành.

Ở Indonesia quy định để coi Covid-19 là bệnh lưu hành, tỷ lệ sử dụng giường bệnh phải dưới 5% và tỷ lệ dương tính phải dưới 1% dân số.

Từ ngày 1/7, Thái Lan sẽ coi Covid-19 là bệnh lưu hành với điều kiện tỷ lệ tử vong không vượt quá 0,1% (hiện nay tỷ lệ này là gần 0,2%), theo đó sẽ bỏ yêu cầu xét nghiệm, bỏ quy định bắt buộc đeo khẩu trang, ngoại trừ với những người đang nhiễm bệnh.

Bình luận

0 bình luận, đánh giá

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Nổi bật trang chủ
Bộ Y tế cảnh báo sản phẩm Detox Táo hỗ trợ giảm cân có chứa chất cấm
19 Tháng 04, 2024

Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế khuyến cáo người tiêu dùng không mua và sử dụng sản phẩm Detox Táo hỗ trợ giảm cân có chứa Sibutramin - chất cấm sử dụng trong thực phẩm bảo vệ sức khỏe.

Đọc thêm
Kẻ đi ô tô cướp tiệm vàng tại Hà Tĩnh khai gì?

Kẻ đi ô tô cướp tiệm vàng tại Hà Tĩnh khai gì?

18 Tháng 04, 2024

Cơ quan điều tra đã ghi nhận lời khai ban đầu của Nguyễn Minh Toàn (30 tuổi, trú tại xã Thạch Trung, TP Hà Tĩnh)...

TP HCM công bố chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10 công lập năm học 2024-2025

TP HCM công bố chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10 công lập năm học 2024-2025

18 Tháng 04, 2024

Chiều 17/4, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) TP HCM chính thức công bố chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10 các trường công lập...

Đang hóa trị ung thư, rapper Long Nón Lá vẫn tham gia giải chạy

Đang hóa trị ung thư, rapper Long Nón Lá vẫn tham gia giải chạy

18 Tháng 04, 2024

Hiện nam rapper Long Nón Lá đang cố gắng giữ tinh thần tích cực, lạc quan để chiến đấu với bệnh tật.

Truy bắt đối tượng đi ô tô, dùng búa cướp tiệm vàng ở Hà Tĩnh

Truy bắt đối tượng đi ô tô, dùng búa cướp tiệm vàng ở Hà Tĩnh

18 Tháng 04, 2024

Lực lượng chức năng huyện Can Lộc (tỉnh Hà Tĩnh) đang truy tìm đối tượng đi ô tô đến tiệm vàng trên địa bàn, dùng...

Điều tra vụ bé gái 12 tuổi ở Hà Nội có thai, nghi bị xâm hại tình dục

Điều tra vụ bé gái 12 tuổi ở Hà Nội có thai, nghi bị xâm hại tình dục

17 Tháng 04, 2024

Đại diện Công an huyện Thanh Trì (Hà Nội) cho biết, đã yêu cầu lực lượng chức năng khẩn trương vào cuộc điều tra vụ...

0.59789 sec| 2267.727 kb