MỤC LỤC
Vì sao bệnh trĩ ăn rau diếp cá lại tốt?
Bệnh trĩ và cách điều trị bằng rau diếp cá
Lưu ý khi sử dụng rau diếp cá chữa bệnh trĩ
Thuốc trĩ từ dược liệu - cầm máu, co búi trĩ, ngăn ngừa trĩ tái phát
Tìm hiểu về đặc điểm bệnh trĩ
Trước khi tìm được lời giải đáp cho câu hỏi “bệnh trĩ ăn rau diếp cá”, thì cần hiểu rõ về đặc điểm của bệnh trĩ.
Cổ nhân có câu “Thập nhân Cửu trĩ” nhắm để chỉ mức độ phổ biến của bệnh trĩ. Xưa nay cứ 10 người thì có tới 9 người từng bị hoặc đang bị trĩ ở một mức độ nào đó.
Trĩ (hay lòi dom) là một bệnh lý thường gặp nhất ở nhiều nơi trên thế giới và tại Việt Nam. Các đám rối tĩnh mạch ở hậu môn - trực tràng bị tổn thương, sưng phồng lên tạo thành các búi trĩ, gây đau đớn, đại tiện khó khăn và chảy máu hậu môn sau khi đi vệ sinh.
Bệnh trĩ được chia thành trĩ nội, trĩ ngoại và trĩ hỗn hợp dựa vào vị trí xuất hiện của các búi trĩ.
Mặc dù không phải bệnh lý có thể trực tiếp gây tử vong, trĩ là một trong những nỗi ám ảnh với nhiều người vì gây ảnh hưởng lớn tới sinh hoạt, chất lượng cuộc sống cũng như khiến người bệnh thiếu tự tin.
Nếu không được xử lý kịp thời, nó có thể dẫn tới nhiều vấn đề sức khỏe khác nguy hiểm như: thiếu máu do mất máu kéo dài, suy nhược cơ thể, ung thư trực tràng,..
Các phương pháp điều trị chính hiện nay là dùng thuốc giảm đau và co búi trĩ, phẫu thuật loại bỏ búi trĩ.
Vì sao bệnh trĩ ăn rau diếp cá lại tốt?
Bên cạnh các phương pháp Tây y, vực áp dụng mẹo dân gian để chữa bệnh trĩ cũng vô cùng phổ biến do tính hiệu quả, dễ dàng thực hiện, an toàn.
Một trong những cách chữa trĩ được biết tới đó là sử dụng rau diếp cá. Loại rau này được cho là có lợi cho người bị trĩ, dùng rất tốt đối với trĩ ngoại. Ngày nay, khoa học hiện đại cũng đỡ chứng minh và làm rõ
tác dụng của rau diếp cá đối với bệnh trĩ.
Cụ thể, rau diếp cá mang tới lợi ích:
• Theo y học cổ truyền, diếp cá được dùng làm thuốc, là vị thuốc có tính hàn, vị hơi cay, tác dụng chính là thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm và kháng khuẩn.
• Các thành phần chính được tìm thấy trong diếp cá là Quercetin, Isoquercetin và Dioxy Flavonon có tác dụng giúp mao mạch tăng độ bền vững, giảm và phòng ngừa tình trạng sưng viêm, nứt vỡ hậu môn khi đi đại tiện. Nhờ đó giảm triệu chứng đau rát, khó chịu cho người bệnh.
• Tinh dầu Decanonyl acetaldehyde trong lá diếp cá có hoạt tính kháng sinh tự nhiên, giúp tiêu diệt vi khuẩn, giảm viêm nhiễm.
• Lượng chất xơ được cung cấp có vai trò cải thiện tiêu hóa, làm mềm phân và tăng cường nhu động ruột, ngăn ngừa táo bón và giúp việc đi vệ sinh dễ dàng hơn .
• Ngoài các thành phần nói trên, trong diếp cá có chứa nhiều vitamin và khoáng chất, giúp tăng cường miễn dịch và sức khỏe tổng thể, ngăn ngừa việc phát triển và hình thành các búi trĩ.
Rau diếp cá giúp chữa bệnh trĩ
Bệnh trĩ và cách điều trị bằng rau diếp cá
Ăn rau diếp cá
Ăn sống là cách đơn giản giúp cơ thể hấp thụ tối đa các dưỡng chất có trong rau diếp cá. Bạn có thể thực hiện mẹo chữa trĩ bằng rau diếp cá này như sau:
• Lấy 1 nắm lá rau diếp cá đem rửa vài lần với nước cho sạch.
• Ngâm trong nước muối pha loãng khoảng 15 phút để loại bỏ sạch ký sinh trùng và bụi bẩn.
• Vớt rau diếp cá ra, để ráo nước rồi ăn sống trực tiếp như các loại rau sống khác.
• Ăn đều đặn mỗi ngày sẽ giúp tình trạng sưng viêm do búi trĩ được cải thiện. Đồng thời, hỗ trợ hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn.
Để tránh nhàm chán, bạn cũng có thể biến tấu nhiều
món ăn với rau diếp cá như: salat rau diếp cá và tôm, diếp cá trộn dầu vừng,..
Uống nước diếp cá
Rau diếp cá có mùi vị tanh đặc trưng, khá khó sử dụng đối với nhiều người.
Xay diếp cá lấy nước uống cũng là một cách chữa trĩ mà bạn nên thử áp dụng.
Lấy một lượng rau diếp cá vừa đủ, rửa sạch sau đó xay nhuyễn và lọc lấy nước cốt để uống hằng ngày. Bạn có thể cho thêm một ít muối hay đường để dễ dùng hơn.
Uống trà diếp cá
Cho lá rau diếp cá vào ấm nước, đun sôi trong khoảng 5-7 phút. Tắt bếp, để trà nguội bớt.
Có thể thêm mật ong (tùy khẩu vị) để giảm bớt vị tanh của rau diếp cá.
Lưu ý: không nên đun sôi rau diếp cá quá lâu vì có thể làm mất đi các hoạt chất có lợi.
Xông hơi
Đối với các trường hợp bệnh trĩ nhẹ, xông hơi rau diếp cá có thể hỗ trợ giảm ngứa rát, khó chịu tạm thời.
Cách thức hiện:
• Đun sôi nồi nước với lá diếp cá trong khoảng 10-15 phút.
• Tắt bếp, để nước nguội bớt, hông nên xông khi nước lá diếp cá còn quá nóng để tránh bị bỏng.
• Đặt chậu hoặc bồn chứa nước xông ở vị trí thích hợp, sau đó ngồi sao cho hơi nước bốc lên vùng hậu môn.
• Dùng khăn bông che phủ kín để hơi nước không thoát ra ngoài.
• Xông trong khoảng 10-15 phút.
• Lau khô vùng hậu môn bằng khăn sạch.
• Có thể thực hiện xông hơi rau diếp cá 1-2 lần/ngày.
Xông hơi với lá diếp cá hỗ trợ giảm ngứa rát, khó chịu
Ngâm rửa và đắp rau diếp cá tươi
Ngâm rau diếp cá trong nước muối loãng khoảng 15 phút để loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn.
Rửa sạch lại rau diếp cá với nước sạch rồi giã nát hoặc xay nhuyễn
Cho phần bã rau diếp cá vào chậu nước ấm pha loãng với muối
Ngâm vùng hậu môn trong dung dịch khoảng 10-15 phút.
Rửa sạch lại vùng hậu môn bằng nước ấm và lau khô bằng khăn mềm để đảm bảo vệ sinh.
Trường hợp đắp, có thể dùng gạc vô trùng bọc phần bã rau diếp cá rồi đắp nhẹ nhàng lên vùng da bị tổn thương (nếu có) trong khoảng 10-15 phút, thực hiện đều đặn 1-2 lần/ngày
Không nên đắp rau diếp cá trực tiếp lên vết thương hở để tránh nguy cơ nhiễm trùng.
Thực hiện đều đặn 1-2 lần/ngày
Lưu ý khi sử dụng rau diếp cá chữa bệnh trĩ
Chỉ sử dụng rau diếp cá từ nguồn uy tín, đảm bảo sạch sẽ. Rửa kỹ rau diếp cá nhiều lần với nước muối loãng trước khi sử dụng để loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn.
Không nên lạm dụng rau diếp cá. Tùy thuộc vào phương pháp sử dụng mà liều lượng và thời gian sử dụng khác nhau.
Tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc người có chuyên môn trước khi sử dụng.
Kết hợp phương pháp khác: Nên sử dụng rau diếp cá kết hợp với các biện pháp điều trị khác như chế độ ăn uống, tập luyện thể dục để đạt hiệu quả tốt nhất.
Không nên áp dụng phương pháp này với: Người có cơ địa nhạy cảm, dễ dị ứng, phụ nữ
mang thai và cho con bú, người mắc các bệnh lý về da liễu hoặc đường tiêu hoá.
Thuốc trĩ từ dược liệu - cầm máu, co búi trĩ, ngăn ngừa trĩ tái phát
Theo quan điểm Đông y, bệnh trĩ còn gọi là hạ trĩ thường phát sinh khi khí cơ trung tiêu hư nhược.
Tỳ bất thống nhiếp huyết gây ra chứng sa giãn khối kết thành trĩ, cộng thêm việc khí trệ khiến đại tràng không thông, tổn thương mạch sinh ra huyết ứ ở trực tràng hậu môn. Bệnh cũng có thể do đại trường tích nhiệt lâu ngày hợp với thấp sẵn có hình thành khối sa kết.
Tình trạng này nếu không được cải thiện cộng thêm khí hư khiến cơ nhục yếu sẽ khiến búi trĩ ngày càng sa xuống.
Bệnh trĩ được chia thành nhiều thể khác nhau, nhưng đều xuất phát từ 1 trong ba nguyên nhân chính: tỳ vị hư yếu, trung khí bất túc và khí hư.
Để điều trị, thường dùng các dược liệu có tác dụng bồi bổ tỳ vị, ích khí thăng đề, đồng thời chống chảy máu, làm nhỏ búi trĩ, chống nhiễm trùng, chống viêm nhiễm, từ đó cải thiện triệu chứng khó chịu của người bệnh.
Đông y có bài thuốc trị bệnh trĩ hiệu quả, với tác dụng giảm đau rát ở vùng hậu môn, làm bền vững thành mạch, chống chảy máu, cầm máu, co các búi trĩ, ngăn ngừa bệnh trĩ tái phát.
Bài thuốc trĩ này thường được dùng để điều trị các trường hợp trĩ cấp tính có các biểu hiện như: chảy máu khi đại tiện, đau rát, sưng ở vùng hậu môn, búi trĩ sa ra ngoài…..; Trĩ nội độ 1, 2, 3; trĩ ngoại; Dự phòng bệnh trĩ tái phát.
Hiện nay, bài thuốc trĩ này đã được chuyển giao sản xuất tại Nhà máy dược phẩm chuẩn GMP-WHO, tạo nên Thuốc Trĩ dạng viên nén tiện dụng.
Thuốc Trĩ dạng viên nén hiện có bán ở hầu hết các nhà thuốc trên toàn quốc, bạn có thể tham khảo sử dụng.
Sản xuất từ dược liệu, tại nhà máy đạt GMP-WHO Thuốc Trĩ Nhất Nhất
Giảm đau rát, bền thành mạch, cầm máu, co búi trĩ, ngăn ngừa trĩ tái phát
Thành phần:
Thành phần (cho 1 viên nén bao phim): 500mg cao khô hỗn hợp dược liệu tương đương với:
1. Đảng sâm (Radix Codonopsis) 700 mg
2. Hoàng kỳ (Radix Astragali membranacei) 700 mg
3. Đương quy (Radix Angelicae sinensis) 400 mg
4. Bạch truật (Rhizoma Atractylodis macrocephalae) 400 mg
5. Thăng ma (Rhizoma Cimicifugae) 400 mg
6. Sài hồ (Radix Bupleuri chinensis) 400 mg
7. Trần bì (Pericarpium Citri reticulatae perenne) 400 mg
8. Cam thảo (Radix et Rhizoma Glycyrrhizae) 200 mg
9. Sen (hạt) (Semen Nelumbinis nuciferae) 400 mg
10. Ý dĩ (Semen Coicis) 400 mg
Tá dược vừa đủ 1 viên.
Tác dụng - Chỉ định:
Tác dụng
Giảm đau rát ở vùng hậu môn, làm bền vững thành mạch, chống chảy máu, cầm máu, co các búi trĩ, ngăn ngừa bệnh trĩ tái phát.
Chỉ định
Dùng để điều trị các trường hợp trĩ cấp tính có các biểu hiện như: chảy máu khi đại tiện, đau rát, sưng ở vùng hậu môn, búi trĩ sa ra ngoài…..; Trĩ nội độ 1, 2, 3; trĩ ngoại. Dự phòng bệnh trĩ tái phát.
Liều dùng, cách dùng:
Uống với nước ấm trước bữa ăn.
Đối với trường hợp trĩ cấp tính:
Người lớn: Ngày uống 3 lần, mỗi lần 1-2 viên.
Trẻ em từ 10-15 tuổi: Ngày uống 2 lần, mỗi lần 1 viên.
Dự phòng bệnh trĩ tái phát: Ngày 2 lần, mỗi lần 1 viên.
Để đạt hiệu quả tốt nên dùng mỗi tháng một đợt từ 10-15 ngày. Có thể dùng liên tục từ 30-45 ngày tùy theo tình trạng bệnh và sức khỏe của mỗi bệnh nhân.
Chống chỉ định: Phụ nữ có thai, người bị tăng huyết áp.
Cảnh báo và thận trọng khi dùng thuốc: Người huyết áp cao, trẻ em dưới 10 tuổi.
Sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai và cho con bú - Tác dụng không mong muốn: xem tờ hướng dẫn sử dụng.
Sản xuất tại:
CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM NHẤT NHẤT
Địa chỉ: Cụm công nghiệp Liên Hưng, ấp Bình Tiền 2, xã Đức Hòa Hạ, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An, Việt Nam.
Số giấy xác nhận nội dung quảng cáo thuốc: 07/2022/XNQC/YDCT ngày 19/7/2022
Thuốc Trĩ Nhất Nhất là thuốc điều trị, không phải là thực phẩm bảo vệ sức khỏe
ĐỌC KỸ HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG TRƯỚC KHI DÙNG
|
Bình luận
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm