Trung bình một người bình thường ngủ từ 7- 8 tiếng/ngày. Khoảng 30% người trong độ tuổi trưởng thành bị mất ngủ hoặc gặp các vấn đề về giấc ngủ. Thời gian ngủ không nói lên tình trạng giấc ngủ, quan trọng là chất lượng và cảm nhận sức khoẻ của bản thân vào hôm sau. Nếu khi tỉnh dậy mà cơ thể vẫn choáng váng, gà gật, có biểu hiện mệt mỏi thì chắc chắn bạn đang gặp vấn đề về giấc ngủ.
1.Mất ngủ là gì? Các dạng mất ngủ, khó ngủ thường gặp
Mất ngủ là một dạng rối loạn giấc ngủ phổ biến, mất ngủ có nhiều biểu hiện bao gồm: ngủ không sâu giấc, khó đi vào giấc ngủ, thức dậy quá sớm và không thể quay lại giấc ngủ... Mất ngủ gây ra tình trạng mệt mỏi, khó chịu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu suất làm việc và chất lượng cuộc sống.
Theo y học, mất ngủ chia làm 2 loại:
- Mất ngủ triệu chứng, tạm thời: gặp một hoặc một vài biểu hiện mất ngủ trên trong vài tuần tới dưới 1 tháng
- Mất ngủ mãn tính: tình trạng mất ngủ trở nên trầm trọng, kéo dài vài tháng có thể là nhiều năm. Không bao giờ dứt. Tái phát liên tục…
2. Triệu chứng mất ngủ về đêm có thể nhận biết dễ dàng
Mất ngủ đêm là tình trạng khó đi vào giấc ngủ và khó duy trì giấc ngủ sâu vào ban đêm. Triệu chứng mất ngủ đêm còn có những biểu hiện như thức giấc sớm, không ngủ lại được ngay và thường mất thời gian từ 30 phút đến 1 tiếng để có thể tiếp tục đi vào lại giấc ngủ.
Mất ngủ đêm sẽ khiến người bệnh có những biểu hiện tiêu cực về tinh thần, hay lo âu, suy nghĩ quá độ, dần dần bị trầm cảm, thần kinh suy nhược, giao tiếp xã hội kém. Nếu để bệnh kéo dài lâu, có thể sẽ hệ tim mạch, hệ thần kinh bị quá tải làm tăng nguy cơ tai biến và đột quỵ.
Triệu chứng của bệnh lý mất ngủ về đêm:
- Khó ngủ vào ban đêm
- Tỉnh giấc trong đêm, tỉnh dậy sớm
- Mệt mỏi hoặc buồn ngủ ban ngày
- Cáu gắt, trầm cảm hoặc lo âu
- Làm việc, học tập kém tập trung
- Căng thẳng nhức đầu
- Lo lắng thái quá về giấc ngủ
3. Mất ngủ khó ngủ là dấu hiệu bệnh gì? Có nguy hiểm không?
Nếu bị mất ngủ trong thời gian dài mà không chấm dứt thì có thể đã bạn bị mất ngủ mãn tính. Tình trạng mất ngủ hay khó ngủ kéo dài là dấu hiệu của một số bệnh lý liên quan như:
- Bệnh viêm khớp: Viêm khớp dẫn đến việc mất ngủ vì sự đau đớn, nhưng chính việc thiếu ngủ lại làm thể làm tăng triệu chứng viêm khớp và tăng đau cho người bệnh.
- Bệnh tim: Bệnh động mạch vành hay các vấn đề khác liên quan đến tim và phổi cũng là những nguyên nhân gây ra bệnh mất ngủ.
- Các vấn đề về tuyến giáp: Tuyến giáp hoạt động quá mức làm các chức năng trao đổi chất khác của cơ thể tăng tốc, khiến người bệnh cảm thấy bồn chồn và tràn đầy năng lượng, gây cản trở khả năng thư giãn và chìm vào giấc ngủ.
- Bệnh trào ngược dạ dày thực quản: Triệu chứng của bệnh dạ dày trào ngược là ợ nóng, ho và nghẹt thở khi nằm xuống… gây ra bệnh mất ngủ.
- Thay đổi nội tiết tố: Ở giai đoạn mãn kinh, sự thay đổi nội tiết tố có thể khiến phụ nữ ngủ không ngon giấc.
Ngoài ra, bệnh mất ngủ mãn tính có thể liên quan đến một số bệnh lý tâm thần như: trầm cảm, hưng cảm, rối loạn lo âu lan tỏa, rối loạn stress sau chấn thương, nghiện (rượu và các chất dạng thuốc phiện) tâm thần phân liệt, sa sút trí tuệ.
4. Nguyên nhân gây mất ngủ do nhiều yếu tố khác nhau
Mất ngủlà tình trạng phổ biến hiện nay không chỉ ảnh hưởng đến người già và còn gặp ở những người trẻ tuổi do nhiều nguyên nhân khác nhau.
Một số nguyên nhân được xác định là thủ phạm gây ramất ngủ như sau:
4.1. Áp lực cuộc sống và công việc
Cuộc sống bộn bề với nhiều áp lực khiến tâm trí chúng ta hoạt động nhiều, gây căng thẳng khiến giấc ngủ cũng bị ảnh hưởng. Ngoài ra, những biến cố như chấn thương, chết chóc, bệnh tật, mất việc, nợ nần, phá sản, biến cố gia đình… cũng chính là những tác nhân gây nên tình trạng mất ngủ.
4.2. Thói quen sinh hoạt và chế độ ăn uống chưa khoa học
Do đặc thù công việc mà nhiều người không thể có những giấc ngủ điều độ, đúng giờ. Đặc biệt là dân văn phòng thường có thói quen bỏ giấc ngủ trưa, uống café để tránh buồn ngủ, xem tivi, sử dụng điện thoại, máy tính, chơi game… khiến ảnh hưởng nghiêm trọng đến giấc ngủ buổi tối.
4.3. Rối loạn về nhịp sinh học và mắc những bệnh lý mãn tính
Khi nhịp sinh học bị thay đổi sẽ khiến chúng ta khó ngủ hoặc không thể ngủ, có thể do lệch múi giờ khi sang nước ngoài, làm việc quá muộn hoặc sớm thay đổi liên tục.
Những người mắc các bệnh mãn tính như Gout, khớp, trào ngược dạ dày, tiểu đường, suy thận, bệnh lý tuyến tiền liệt, thần kinh... có thể bị ảnh hưởng đến giấc ngủ.
4.4. Sử dụng thuốc
Nhiều loại thuốc kê theo toa có thể tác động đến giấc ngủ ví dụ như thuốc trầm cảm, thuốc chữa trị hen suyễn, thuốc trịhuyết áp. Một số loại thuốc không kê đơn như giảm đau, dị ứng, cảm lạnh… thuốc hỗ trợ giảm cân có thành phần caffeine và một số chất kích thích làm cản trở giấc ngủ.
Thực tế, các nguyên nhân nêu trên chỉ là những yếu tố nguy cơ khiến con người dễ bị mất ngủ, đó không phải là nguyên nhân chính.
Rất nhiều trường hợp gặp phải áp lực cuộc sống, mắc bệnh mãn tính nhưng họ không hề mất ngủ, hoặc mất ngủ chỉ thoáng qua trong thời gian ngắn sau đó sẽ phục hồi lại bình thường.Những người như vậy không được coi là bị mất ngủ.
Nhưng có rất nhiều người cùng gặp vấn đề kể trên từ mất ngủ thoáng qua dần dần lại dẫn đến mất ngủ trầm trọng mãn tính. Đây mới thực sự là những người bị mấtngủ.
Giải thích cho sự khác biệt này, viện nghiên cứu Lozdo cho rằng nguyên nhân của 90% trường hợp mất ngủ là thiếu máu não.
4.5. Thiếu máu não (thiểu năng tuần hoàn não)
Thiếu máu não là tình trạng lưu lượng máu lên não bị giảm, chất lượng máu não kém dẫn tới não thiếu oxy và dưỡng chất, tế bào thần kinh não không đủ năng lượng hoạt động, ảnh hưởng đến cấu trúc và chức năng của hệ thần kinh trung ương. Tình trạng này được biểu hiện ra ngoài qua các triệu chứng: mất ngủ, đau đầu, hoa mắt, choáng váng... Tuỳ theo thể trạng, cơ địa của từng người mà một trong các triệu chứng trên sẽ biểu hiện nổi trội ra ngoài, ảnh hưởng mạnh mẽ đến cuộc sống và sinh hoạt của người bệnh.
Hiện tượng thiếu máu não hay gặp ở người cao niên, trung niên (nhất là phụ nữ tiền mãn kinh), điều này giải thích tại sao người già và phụ nữ tiền mãn kinh hay bị mất ngủ.
5. Liệu pháp hỗ trợ chữa bệnh mất ngủ không dùng thuốc
Tuỳ thuộc vào nguyên nhân hay các yếu tố nguy cơ gây ra bệnh mất ngủ mà bạn có thể tìm kiếm các liệu pháp hỗ trợ cho phù hợp. Nếu không muốn sử dụng thuốc, bạn có thể áp dụng một số gợi ý sau, tuy nhiên các liệu pháp này chỉ phù hợp với dạng mất ngủ nhẹ, cấp tính tạm thời.
5.1. Tạo lập thói quen và tâm lý cho giấc ngủ
- Tạo thói quen về giờ giấc đi ngủ, bao gồm thời gian lên giường ngủ và thức dậy. Thời gian phù hợp để bắt đầu giấc ngủ là 10h tối và nên dậy vào lúc 6h sáng
- Giới hạn thời gian nằm trước khi ngủ, chỉ nên đọc báo tầm 15 phút – 20 phút rồi đi ngủ.
- Không dùng hoặc dùng giới hạn chất kích thích như: rượu, cà phê, thuốc lá...
- Tập bài thể dục vào buổi sáng sớm.
- Massage hoặc ngâm chân vào nước ấm trước khi ngủ khoảng 20 phút.
- Hạn chế sử dụng điện thoại, máy tính trước khi ngủ.
- Nghe đài, nghe nhạc nhẹ nhàng, hoặc đọc sách trước khi ngủ.
- Không ăn nhiều trước khi ngủ.
5.2. Châm cứu, bấm huyệt
Phương pháp châm cứu và bấm huyệt giúp lưu thông tuần hoàn máu tốt vừa giúp an thần, vừa giảm triệu chứng đi kèm như đau đầu, mệt mỏi…
Một số huyệt vị hay được dùng trong chữa mất ngủ như: Bách hội, Nội quan, Thần môn, Tam âm giao… Tùy vào nguyên nhân gây bệnh mà lựa chọn thêm các huyệt vị khác như Thái khê, Thái xung, Tỳ du, Can du…
Tuy nhiên phương pháp này đòi hỏi tay nghề của bác sĩ trị liệu cũng như người bệnh cần phải kiên trì trong thời gian dài mới có thể chữa trị dứt điểm được bệnh.
6. Bệnh mất ngủ và cách điều trị hiệu quả hiện nay
Hiện nay, với sự phát triển của Y học đã có nhiều phương pháp chữa trị bệnh mất ngủ. Một số phương pháp phổ biến hiện này mà bạn có thể tham khảo:
6.1. Chữa mất ngủ bằng thuốc Tây y
Tây Y được biết đến là phương pháp chữa trị hiện đại với những loại thuốc có tác dụng nhanh chóng, thích hợp với những người có nhu cầu cải thiện giấc ngủ nhanh chóng.
Các thuốc được sử dụng để chữa mất ngủ có nhiều loại như:
- Nhóm barbiturat
- Nhóm benzodiazepin (temazepam, flurazepam, triazolam, diazepam)
- Nhóm thuốc thế hệ mới: Eszopiclone (Lunesta), Zaleplon (Sonata), Zolpidem (Ambien)…
Sử dụng các loại thuốc an thần của Tây Y, người bệnh sẽ cảm nhận được tác dụng tức thì, đưa người bệnh vào giấc ngủ sau khi dùng thuốc…nhiều bệnh nhân mắc chứng mất ngủ mãn tính vì thế mà rất chuộng các dòng thuốc Tây Y này.
Nhưng cũng chính do tác dụng nhanh chóng đó lại gây ra hệ luỵ vô cùng nguy hiểm, người bệnh khi sử dụng sẽ có cảm giác bị phụ thuộc, phải có thuốc mới có thể ngủ được hay ngược lại, không có thuốc sẽ khiến triệu chứng mất ngủ trầm trọng hơn.
Ngoài ra, thuốc Tây Y còn có tác dụng phụ nguy hại nếu sử dụng lâu dài. Nó có thể gây ảnh hưởng đến các bộ phận khác trong cơ thể đặc biệt là gan và thận.
6.2. Chữa mất ngủ bằng thuốc Đông y
Nếu Tây y điều trị mất ngủ chỉ quan tâm điều trị triệu chứng thì Đông y lại chú trọng đến căn nguyên gây bệnh để tìm kiếm những phương thuốc phù hợp, không chỉ có tác dụng an thần mà còn có tác dụng bổ huyết, lưu thông máu não cho người bệnh giúp đem lại hiệu quả bền vững. Không chỉ vậy Đông y rất an toàn, lành tính, không tác dụng phụ nên được nhiều người chọn lựa.
Nhưng không phải cứ thuốc Đông y là điều trị triệt để và hạn chế tái phát hiệu quả chứng mất ngủ mãn tính. Bởi đa phần trên thị trường hiện nay có rất nhiều các sản phẩm Đông y trị mất ngủ tràn lan chỉ được sản xuất từ những thảo dược thông thường, không được kiểm chứng về chất lượng nên hầu như hiệu quả rất thấp hoặc không hiệu quả.
Chỉ có Đông y thế hệ 2 được kế thừa tinh hoa của các bài thuốc bí truyền kì diệu trong Ngự y mật phương – là tập hợp các bài thuốc quý chuyên dùng cho các bậc vua chúa và đại thần ngày xưa, được sản xuất trên dây chuyền hiện đại tại nhà máy dược phẩm đạt chuẩn GMP-WHO, do đó cho hiệu quả vượt trội so với các thuốc Đông y truyền thống trong điều trị các bệnh mạn tính.
Nhờ bài thuốc hoạt huyết bí truyền mà nhiều người mất ngủ kinh niên đã tìm lại được giấc ngủ tự nhiên, chất lượng. Người bệnh ngủ ngon, sâu giấc, sáng dậy thấy người khỏe khoắn, tràn đầy năng lượng, sức khỏe tổng thể cũng được nâng cao.
6.3. Cách chữa mất ngủ bằng phương pháp dân gian
Sử dụng các bài thuốc dân gian lưu truyền cũng là phương pháp được nhiều người ưu tiên do yếu tố lành tính.
Một số bài thuốc dân gian hiệu quả cần nhắc đến như sau:
6.2.1. Bài thuốc từ đậu xanh
Theo Đông Y, đậu xanh có tác dụng đặc biệt trong điều trị mất ngủ, kể cả mất ngủ kinh niên
- 50g đậu xanh nguyên vỏ
- 10g đường phèn
- 200ml nước lọc
Cách thực hiện: Cho đậu xanh, đường phèn và nước vào nồi. Ninh tới khi đậu xanh nhừ thì ngưng lại, tắt bếp và lấy ra ăn.
Chỉ nên ăn 3 – 4 lần trong 1 tuần để tránh tình trạng đầy bụng, khó tiêu.
6.2.2. Bài thuốc từ long nhãn
Lấy 100gr long nhãn và 100gr gạo nếp đem nấu cháo.
Dùng khi còn nóng và dùng hàng ngày.
6.2.3. Bài thuốc chữa mất ngủ từ tâm sen
Tâm sen thường được dùng để kích thích tiêu hoá, giúp thanh nhiệt, hạ huyết áp và giảm căng thẳng. Những người hay bị mất ngủ do căng thẳng, lo âu dạng nhẹ thì bài thuốc từ tâm sen này sẽ giúp an thần và hỗ trợ giấc ngủ rất hữu hiệu.
Chuẩn bị:
- 5g tâm sen
- 10g hoa nhài tươi
- 10g táo nhân
- 20g lá vông
Cách thực hiện:
- Lá vông mang đi sấy khô và tán thành bột. Còn táo nhân thì đem sao đen rồi đập dập.
- Cho táo nhân, tâm sen và lá vông hãm cùng với 1 lít nước lọc. Sau khi sôi thì chờ cho nước ấm dần rồi cho thêm hoa nhài vào.
- Dùng để uống nhiều lần trong ngày để đạt kết quả.
Các bài thuốc trên thường được sử dụng “độc vị” mà không phối hợp theo những bài thuốc cụ thể nên chủ yếu chỉ hướng tới tác dụng an thần, ko tác động đến nguyên nhân thiếu máu não gây ra mất ngủ, chưa triệt để căn nguyên. Bên cạnh đó, việc kiểm soát nguồn gốc dược liệu khó đảm bảo, dễ xảy ra mốc mọt hoặc sử dụng phải nguồn nguyên liệu dùng hoá chất để bảo quản sẽ còn gây hại cho cơ thể.
Chính vì để đảm bảo công dụng của các bài thuốc, tốt nhất người bệnh nên tìm đến các sản phẩm Đông y là chuẩn, có kiểm nghiệm và sự bảo đảm của cơ sở uy tín.
7. Mất ngủ nên ăn gì, kiêng gì để cải thiện tình trạng bệnh?
Những thực phẩm bệnh nhân mất ngủ nên kiêng:
- Hạn chế tối đa những thực phẩm chứa chất kích thích như: Cafe, nicotine, uống rượu bia…
- Thực phẩm nhiều acid: những thực phẩm này tuy tốt cho sức khoẻ nhưng lại lợi tiểu, khiến bạn phải đi vệ sinh nhiều lần, ảnh hưởng đến giấc ngủ.
- Thực phẩm giàu protein: hấp thụ những thực phẩm giàu chất đạmlàm dạ dày của bạn khó chịu, gây khó ngủ.
- Những thực phẩm cay nóng và đồ ăn nhanh.
Những thực phẩm nên bổ sung cho chế độ dinh dưỡng của bệnh nhân mất ngủ:
- Chuối: giàu Kali và Magie là 2 chất giúp não bộ thư giãn, tránh tình trạng stress.
- Sữa chua tốt cho giấc ngủ cũng vì chứa axit tryptophan.
- Cá có hàm lượng protein cao và dồi dào là nguồn thực phẩm tốt cho sức khỏe não bộ
- Cải bó xôi (rau chân vịt hay rau bina): Rất giàu kali, giúp cải thiện giấc ngủ tốt.
- Trứng: Giàu protein. Giấc ngủ sẽ sâu hơn khi bạn cung cấp để protein vào mỗi buổi tối.
- Đậu nành: Đặc biệt cần thiết đối với những phụ nữ trong giai đoạn mãn kinh, bồi bổ estrogen tự nhiên, giảm những cơn bốc hỏa ban đêm, một trong những nguyên nhân chính làm mất giấc ngủ ở độ tuổi này.
- Hạt sen
- Trà hoa cúc, Trà tâm sen, Trà gừng…
Trên đây là những kiến thức tổng quan nhất và lời khuyên hữu ích dành cho bệnh mất ngủ. Hi vọng với những thông tin trên sẽ giúp ích được cho bạn.
Bình luận
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm