Bệnh động mạch vành và các nguy cơ biến chứng tim mạch nguy hiểm

Bệnh động mạch vành và các nguy cơ biến chứng tim mạch nguy hiểm
Bệnh động mạch vành là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong trên toàn thế giới. Điều trị và quản lý bệnh động mạch vành vô cùng phức tạp nhưng vẫn có thể làm được!

Bệnh động mạch vành và các nguy cơ biến chứng tim mạch nguy hiểm

Bệnh động mạch vành và các biến chứng tim mạch của bệnh

MỤC LỤC
Bệnh động mạch vành là gì?
Chẩn đoán bệnh động mạch vành
Điều trị bệnh động mạch vành
Các biện pháp ngăn ngừa bệnh và dự phòng nguy cơ nhập viện

Bệnh động mạch vành là gì?

Bệnh động mạch vành là bệnh lý liên quan đến tình trạng giảm lưu lượng máu đến cơ tim do sự tích tụ mảng xơ vữa động mạch trong động mạch tim.

Nguyên nhân chính gây ra bệnh động mạch vành là là sự tích tụ mảng bám trên thành động mạch cung cấp máu cho tim (gọi là động mạch vành) và các bộ phận khác của cơ thể.

Mảng bám được tạo thành từ sự lắng đọng cholesterol và các chất khác trong động mạch. Sự tích tụ mảng bám làm cho bên trong động mạch bị thu hẹp theo thời gian, có thể chặn một phần hoặc toàn bộ dòng máu. Quá trình này được gọi là xơ vữa động mạch.

Nếu mảng bám phát triển lớn đến mức làm ngừng lưu lượng máu đến cơ tim, gây ra các cơn đau tim.

Trong một số trường hợp, mảng bám có thể bị vỡ. là các tế bào máu gọi là tiểu cầu sẽ cố gắng sửa chữa động mạch, hình thành cục máu đông.

Có 2 loại bệnh động mạch vành chính:

  • Bệnh tim thiếu máu cục bộ ổn định: Động mạch vành dần dần thu hẹp trong nhiều năm khiến tim nhận được ít máu hơn.  
  • Hội chứng mạch vành cấp tính: Là một tình trạng cấp cứu y tế, khi các mảng bám trong động mạch vành đột nhiên vỡ ra và tạo thành cục máu đông làm tắc nghẽn dòng máu đến tim. Sự tắc nghẽn đột ngột này gây ra cơn đau tim. 

Bệnh động mạch vành và các nguy cơ biến chứng tim mạch nguy hiểm

Bệnh động mạch vành nguyên dân do sự thu hẹp động mạch

Yếu tố nguy cơ gây bệnh động mạch vành

Có nhiều yếu tố nguy cơ gây bệnh động mạch vành, bao gồm:

  • Nam giới trên 45 tuổi và nữ giới trên 55 tuổi
  • Tiền sử gia đình có người mắc bệnh tim, đặc biệt là cha hoặc anh trai được chẩn đoán trước 55 tuổi hoặc mẹ hoặc chị gái trước 65 tuổi.
  • Chế độ ăn nhiều chất béo bão hòa hoặc carbohydrate tinh chế
  • Người ít vận động, tập thể dục
  • Thiếu ngủ
  • Chỉ số khối cơ thể (BMI) cao hơn 25
  • Mãn kinh sớm (trước 40 tuổi)
  • Lạc nội mạc tử cung
  • Sử dụng biện pháp tránh thai nội tiết tố
  • Hút thuốc lá
  • Xơ vữa động mạch, huyết áp cao, tiểu đường, bệnh thận, hội chứng chuyển hóa
  • Rối loạn lipid máu, thiếu máu
  • Bệnh tự miễn dịch như bệnh lupus ban đỏ hoặc viêm khớp dạng thấp
  • Rối loạn giấc ngủ như ngưng thở khi ngủ

Triệu chứng bệnh động mạch vành

Bệnh động mạch vành thường không gây ra triệu chứng đáng chú ý ở giai đoạn đầu. Khi động mạch vành tiếp tục thu hẹp, tình trạng này có thể gây ra các triệu chứng thường xuyên và dữ dội hơn, bao gồm:

  • Đau ngực (đau thắt ngực) hoặc cảm thấy nặng ở ngực
  • Mệt mỏi
  • Tim đập nhanh
  • Khó thở
  • Sưng ở tay hoặc chân

Đôi khi, triệu chứng đầu tiên của bệnh động mạch vành là cơn đau tim. Các cơn đau tim thường xuất hiện đột ngột, có thể gây đau ngực, đau cánh tay, đau vai và khó thở.

Biến chứng bệnh động mạch vành

Bệnh động mạch vành có thể dẫn đến các tình trạng nghiêm trọng khác như:

  • Đau thắt ngực: Các mảng bám tích tụ bên trong động mạch theo thời gian và khiến chúng trở nên hẹp hơn. Tim không được cung cấp đủ oxy khiến bệnh nhân có thể cảm thấy khó thở, tức ngực, mệt mỏi khi tập thể dục. 
  • Suy tim: Là tình trạng tim hoạt động yếu đi và không bơm đủ lượng máu cần thiết. 
  • Đau tim: Đây là biến chứng thường gặp nhất của bệnh động mạch vành. Các cơn đau tim xảy ra khi một mảng bám cholesterol vỡ ra và gây ra cục máu đông làm tắc nghẽn dòng máu đến tim. 
  • Chứng loạn nhịp tim: Khi tim không được cung cấp đủ máu có thể bắt đầu đập không đều. Một số loại rối loạn nhịp tim có thể đe dọa tính mạng.

Chẩn đoán bệnh động mạch vành

Chẩn đoán bệnh động mạch vành bao gồm khai thác tiền sử bệnh lý và các kỹ thuật hình ảnh như:

  • Chụp động mạch vành: Sử dụng tia X và thuốc nhuộm tương phản để xem máu chảy qua động mạch vành.
  • Quét canxi động mạch vành: Sử dụng chụp CT để đánh giá sự tích tụ canxi hoặc mảng bám trong động mạch vành.
  • Siêu âm tim: Đánh giá cấu trúc của tim.
  • Điện tâm đồ (EKG): Đo hoạt động điện trong tim.
  • Chụp cắt lớp vi tính bằng chùm tia điện tử (EBCT): Sử dụng súng điện tử để quét ngực và kiểm tra sự tích tụ canxi trong lớp lót của động mạch vành.
  • Kiểm tra mức độ căng thẳng khi tập thể dục: Đánh giá chức năng của tim trong khi tập thể dục hoặc khi dùng thuốc bắt chước của việc tập thể dục.
  • Chụp CT tim: Sử dụng tia X và chuyên dụng để tạo ra hình ảnh của tim.
  • Siêu âm nội mạch : Quan sát bên trong thành động mạch vành, xác định mảng bám và lập kế hoạch điều trị.

Các biện pháp điều trị bệnh động mạch vành

Điều trị bệnh động mạch vành bao gồm việc kiểm soát đồng thời các yếu tố nguy cơ và triệu chứng, tiến triển bệnh.

Điều trị bằng thuốc 

Các loại thuốc thường được chỉ định bao gồm: 

  • Thuốc chống đông máu, aspirin
  • Thuốc ức chế ACE
  • Thuốc chẹn beta
  • Nitroglycerin
  • Thuốc chẹn kênh canxi
  • Một số thuốc ức chế miễn dịch
  • Statin hoặc PCSK9 

Thủ tục và phẫu thuật

Một số người cần thực hiện thủ thuật hoặc phẫu thuật để kiểm soát bệnh động mạch vành.

Can thiệp mạch vành qua da: Còn được gọi là nong động mạch vành (PCI), là một thủ thuật được sử dụng để mở các động mạch vành bị hẹp nặng hoặc tắc nghẽn do xơ vữa mạch vành.

Ghép bắc cầu động mạch vành (CABG): Phương pháp mổ bắc cầu trên những động mạch vành bị hẹp nặng hoặc tắc mà không phù hợp cho đặt stent.

Bệnh động mạch vành và các nguy cơ biến chứng tim mạch nguy hiểm

Kỹ thuật đặt stend mạch vành

Phục hồi chức năng tim

Phục hồi chức năng tim là một chương trình quan trọng cho tất cả người bệnh đang phục hồi sau cơn đau tim, suy tim, sau phẫu thuật hoặc cấp cứu y tế, nhập viện liên quan đến tim mạch. 

Quá trình này thường diễn ra trong 2 tuần dưới sự theo dõi của các chuyên gia và bác sĩ điều trị, bao gồm: 

  • Hoạt động thể chất
  • Giáo dục về lối sống lành mạnh, bao gồm ăn uống lành mạnh, uống thuốc theo chỉ định và cách giúp bạn bỏ thuốc lá
  • Tư vấn tìm cách giải tỏa căng thẳng và cải thiện sức khỏe tinh thần

Các biện pháp ngăn ngừa bệnh và dự phòng nguy cơ nhập viện              

Thay đổi lối sống

  • Quản lý căng thẳng
  • Duy trì cân nặng ở mức bình thường
  • Bỏ thuốc lá
  • Tập thể dục 30 phút mỗi ngày
  • Điều trị và kiểm soát tốt các bệnh lý nguy cơ
  • Thăm khám định kỳ thường xuyên

Chế độ ăn uống

Ưu tiên thực phẩm ít chất béo chuyển hóa, chất béo bão hòa, đường và muối.

Ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ, chẳng hạn như trái cây và rau, ngũ cốc nguyên hạt và đậu.

Bổ sung các loại cá béo như cá ngừ, cá thu, cá hồi vì chúng rất giàu omega 3 tốt cho tim mạch. 

Cải thiện lưu thông máu, ngăn ngừa bệnh động mạch vành với thuốc Hoạt huyết Đông y

Nguyên nhân chính gây bệnh động mạch vành là do sự hình thành của các mảng bảm cản trở và làm giảm dòng máu lưu thông.

Theo Đông y, bệnh mạch vành thuộc các chứng “tâm thống” (đau tim), “hung tê” (đau ngực). Nguyên nhân gây bệnh do sự suy yếu của các tạng tâm (tim), can (gan), thận và tỳ cùng sự mất điều hòa khí huyết gây nên huyết ứ, khí trệ, đàm trọc.

Từ xa xưa đã có nhiều bài thuốc hoạt huyết Đông y có hiệu quả cao và được sử dụng rộng rãi.

Thuốc Hoạt huyết Đông y với các thành phần dược liệu quý như Đương quy, Ích mẫu, Ngưu tất, Thục địa, Xích thược, Xuyên khung, được dụng cho các chứng huyết hư, ứ trệ, giúp phòng ngừa và điều trị thiếu mãu não, thiểu năng tuần hoàn ngoại vi, hỗ trợ ngăn ngừa và điều trị xơ vữa động mạch, bệnh mạch vành, nghẽn mạch, tai biến mạch máu não.

Kế thừa tinh hoa từ bài thuốc cổ phương, hiện nay bài thuốc này đã được chuyển giao sản xuất tại nhà máy dược phẩm hiện đại chuẩn GMP-WHO, tạo nên Thuốc Hoạt Huyết Đông y dạng viên nén tiện dụng.

Việc sử dụng đều đặn kết hợp với phác đồ điều trị Tây y giúp kiểm soát tiến triển bệnh đồng thời ngăn ngừa các biến chứng tim mạch và giảm khả năng nhập viện cấp cứu.

Hoạt Huyết Nhất Nhất - Tăng cường lưu thông máu

Bệnh động mạch vành và các nguy cơ biến chứng tim mạch nguy hiểmChỉ định:
Trị các chứng huyết hư, ứ trệ. Phòng ngừa và điều trị thiểu năng tuần hoàn não (mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt, mất thăng bằng, hoa mắt, ngủ không ngon, suy giảm trí nhớ, suy nhược thần kinh), thiểu năng tuần hoàn ngoại vi (đau mỏi vai gáy, tê cứng cổ, đau cách hồi, đau cơ, tê bì chân tay) thể huyết ứ; rối loạn kinh nguyệt, đau bụng kinh do huyết ứ.

Hỗ trợ phòng ngừa và điều trị xơ vữa động mạch, bệnh mạch vành, nghẽn mạch, tai biến mạch máu não.

 

Bình luận

0 bình luận, đánh giá

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Nổi bật trang chủ
Không có con, người phụ nữ vào bệnh viện bắt cóc bé sơ sinh về nuôi
28 Tháng 09, 2024

Lợi dụng lúc mọi người không chú ý, người phụ nữ đã lẻn vào phòng ở bệnh viện bắt cóc bé trai sơ sinh để đem về nhà nuôi.

Đọc thêm
PGS.TS Trần Trí Trắc - cây đại thụ của nền sân khấu Việt Nam qua đời

PGS.TS Trần Trí Trắc - cây đại thụ của nền sân khấu Việt Nam qua đời

28 Tháng 09, 2024

Thông tin từ gia đình cho biết, PGS.TS Trần Trí Trắc – chuyên gia hàng đầu về nghiên cứu, lý luận phê bình sân khấu...

Những MC, BTV nổi tiếng của VTV có học vị Tiến sĩ

Những MC, BTV nổi tiếng của VTV có học vị Tiến sĩ

27 Tháng 09, 2024

Liên tục xuất hiện trong những sự kiện, chương trình quan trọng của nhà đài, ba MC, BTV của VTV là nhà báo Tạ Bích...

Cựu danh thủ Lê Công Vinh có bằng HLV chuyên nghiệp

Cựu danh thủ Lê Công Vinh có bằng HLV chuyên nghiệp

27 Tháng 09, 2024

Cựu tiền đạo Lê Công Vinh đã hoàn thành khóa học huấn luyện viên chứng chỉ ‘C’ AFC/VFF.

Quảng Nam miễn toàn bộ học phí cho học sinh từ mầm non đến lớp 12

Quảng Nam miễn toàn bộ học phí cho học sinh từ mầm non đến lớp 12

27 Tháng 09, 2024

Quảng Nam quyết định chi hơn 158 tỷ đồng hỗ trợ học phí cho trẻ mầm non, học sinh phổ thông trong 2 năm học...

Hoa hậu Kỳ Duyên khẳng định đẹp tự nhiên, không phẫu thuật thẩm mỹ

Hoa hậu Kỳ Duyên khẳng định đẹp tự nhiên, không phẫu thuật thẩm mỹ

27 Tháng 09, 2024

Hoa hậu Kỳ Duyên đã lên tiếng phủ nhận việc bản thân từng 'can thiệp dao kéo' để cải thiện nhan sắc...

0.69284 sec| 2283.695 kb