Đau răng uống thuốc gì giúp cải thiện nhanh?
Để biết đau răng nên uống thuốc gì, cần căn cứ vào nguyên nhân mới tìm được phương pháp điều trị đúng và hiệu quả. Với mỗi nguyên nhân, có thể nha sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị khác nhau.
Tìm hiểu nguyên nhân gây đau răng
Đau do sâu răng
Sâu răng là tình trạng răng bị tổn thương, men răng bị phá hủy, tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công vào phía trong của răng.
Nếu vệ sinh răng miệng không đúng cách, thức ăn bám lại trên răng và hình thành mảng báo dính vào thân răng, lâu dần các mảng bám tạo thành axit bào mòn men răng, gây ra các lỗ sâu, phá hủy men răng, khiến răng nhạy cảm khi tiếp xúc với nhiệt độ nóng lạnh.
Nếu không được điều trị, lỗ sâu sẽ dần lan rộng, xuống tủy và gây tổn hại răng nghiêm trọng.
Đau do viêm tủy răng
Tủy là thành phần quan trọng nằm bên trong răng và chứa nhiều dây thần kinh nên rất nhạy cảm. Nếu răng bị sâu lâu ngày, vết sâu lan rộng xuống tủy có thể kích thích dây thần kinh và gây đau âm ỉ, nhức nhối hoặc dữ dội.
Sâu răng gây viêm tủy và làm đau nhức răng âm ỉ
Đau do áp xe răng
Áp xe răng là tình trạng xuất hiện ổ nhiễm trùng răng miệng, do vi khuẩn tích tụ gây viêm nhiễm và có mủ ở chân răng. Áp xe răng thường xuất hiện khi tủy răng bị nhiễm trùng, hoặc răng bị chấn thương, sứt mẻ… Vi khuẩn len theo tủy răng, tấn công xuống phần chân răng, gây nhiễm trùng răng và xuất hiện mủ, chèn ép dây thần kinh, gây ra những cơn đau nhức dữ dội.
Đau do nứt mẻ răng, chấn thương
Răng bị nứt mẻ có thể gây đau nhức khi nhai, nhất là khi ăn uống các đồ nóng, lạnh, chua, cay. Nguyên nhân gây ra hiện tượng này là do răng bị nứt mẻ có thể làm lộ ngà răng, các yếu tố kích thích đi theo các ống dẫn nhỏ li ti trên ngà răng, len vào bên trong tủy và dây thần kinh răng, khiến răng bị nhạy cảm hơn.
Ngoài ra, răng bị nứt mẻ cũng tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và gây ra các bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm tủy, áp xe răng…
Đau do răng khôn mọc lệch, mọc ngầm
Răng khôn là răng trong cùng của hàm, thường mọc sau cùng. Do không đủ chỗ nên răng khôn thường mọc nghiêng, mọc lệch, mọc ngầm… Răng khôn mọc lệch, mọc ngầm gây sưng viêm lợi, đau nhức dữ dội, gây sâu răng bên cạnh, xô lệch hàm răng và hôi miệng.
Đau răng xuất phát từ nướu
Viêm nướu, viêm nha chu là 2 bệnh lý răng miệng phổ biến, làm tổn thương các mô mềm xung quanh răng và gây ra tình trạng đau nhức răng âm ỉ. Viêm nướu, viêm nha chu nếu không điều trị kịp thời sẽ dẫn tới hiện tượng tiêu xương ổ và giãn dây chằng quanh răng, khiến răng bị lung lay, thậm chí là mất răng.
Viêm nha chu có thể gây biến chứng mất răng
Bị đau răng uống thuốc gì hiệu quả nhanh?
Hiện nay trên thị trường có nhiều loại thuốc chữa đau răng, tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định thuốc phù hợp cho bệnh nhân. Về cơ bản sẽ dựa trên nguyên tắc giảm đau, loại bỏ tình trạng viêm nhiễm và phục hồi răng tối đa.
Vậy đau răng dùng thuốc gì? Có thể tham khảo một số loại thuốc dưới đây:
Thuốc chống viêm không steroid
Thuốc giúp kháng viêm, giảm đau, hạ sốt, thường dùng cho các trường hợp bị ê buốt, sưng tấy và đau nhức răng dữ dội. Các thuốc thuộc nhóm này bao gồm: aspirin, diclofenac, ibuprofen, meloxicam…
Lưu ý, khi sử dụng các loại thuốc này cần đặc biệt chú ý thực hiện theo hướng dẫn của bác sĩ, vì thuốc có thể gây tác dụng phụ đến hệ tiêu hóa và tim mạch. Người bị dị ứng với các thành phần của thuốc, người mắc các bệnh đường tiêu hóa, tim mạch, bệnh máu khó đông, phụ nữ có thai và cho con bú… không nên sử dụng.
Thuốc giảm đau không kê đơn
Các loại thuốc giảm đau không cần kê đơn giúp giảm cơn đau răng hiệu quả, phổ biến nhất là thuốc chứa paracetamol.
Tuy nhiên đây chỉ là thuốc giúp giảm đau tạm thời, không giúp loại bỏ tận gốc căn nguyên gây bệnh.
Các loại thuốc giảm đau không loại bỏ căn nguyên gây đau nhức răng
Thuốc giảm đau gây tê
Đây là loại thuốc có tác dụng gây tê và giảm đau tại chỗ tức thì, thường được bào chế dưới dạng dung dịch hoặc dạng gel. Thuốc có tác dụng nhanh chóng nhưng rất ngắn, chỉ kéo dài khoảng dưới 1 tiếng. Nếu dùng thuốc nhiều lần có thể gây dị ứng hoặc sốc phản vệ, nên tránh sử dụng nếu không cần thiết.
Thuốc kháng sinh
Trong trường hợp bị đau nhức răng nghiêm trọng, bác sĩ có thể kê thuốc kháng sinh để giúp tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh. Các loại thuốc kháng sinh được kê đơn phổ biến là amoxicillin, tetra…
Mặc dù thuốc mang lại hiệu quả điều trị cao, nhưng khiến răng bị xỉn màu nếu dùng quá liều hoặc dùng lâu ngày.
Uống thuốc kháng sinh giảm đau răng cần tuân theo chỉ định của bác sĩ
Giải pháp giảm đau răng an toàn, không dùng thuốc
Trong trường hợp bị đau nhức răng nhẹ, không nên vội vàng tìm kiếm đau răng uống gì, bạn có thể áp dụng một số cách tự nhiên cũng giúp giảm nhẹ cơn đau.
1. Súc miệng bằng nước muối
Muối giúp kháng khuẩn, tiêu diệt vi khuẩn gây viêm nướu, sâu răng, đồng thời giúp làm sạch khoang miệng hiệu quả. Súc miệng bằng nước muối nhiều lần trong ngày sẽ giúp hỗ trợ giảm đau răng.
Bạn có thể dùng nước muối sinh lý mua sẵn hoặc pha dung dịch nước muối với tỷ lệ: ¼ thìa cà phê muối với 1 cốc khoảng 240ml nước.
2. Chườm lạnh
Chườm lạnh giúp làm tê, hạn chế lưu thông máu đến vùng răng đang bị sưng viêm, nên sẽ giúp giảm sưng và giảm đau tạm thời.
Bạn có thể chườm đá lên vùng má có răng đang bị đau, hoặc để 1 túi trà nhúng (đã dùng) vào ngăn đá vài phút, sau đó đưa vào vùng răng đang bị đau và cắn nhẹ.
3. Dùng xịt răng miệng thảo dược
Có thể sử dụng dung dịch xịt răng miệng chiết xuất từ các loại thảo dược tự nhiên như Kim ngân hoa, Lá trầu không, Hoa đu đủ đực, Lá đào giúp giảm cơn đau răng nhanh chóng.
Trên thị trường có nhiều sản phẩm xịt răng miệng thảo dược. Để đảm bảo an toàn, hiệu quả, nên chọn sản phẩm được sản xuất và phân phối bởi các công ty dược uy tín. Tiêu biểu như Dung dịch Xịt Răng Miệng Nhất Nhất của Dược phẩm Nhất Nhất.
Xịt Răng Miệng Nhất Nhất được thiết kế dạng vòi xịt dài giúp đưa dung dịch đến tại chỗ tổn thương, giúp hỗ trợ giảm đau nhức răng, hỗ trợ ngăn ngừa và làm giảm viêm lợi do sâu răng, viêm chân răng, viêm nướu. Sản phẩm được bào chế từ thảo dược thiên nhiên, an toàn, nên có thể sử dụng cho cả người lớn và trẻ em từ 2 tuổi trở lên.
XỊT RĂNG MIỆNG NHẤT NHẤTGiúp giảm nhanh:
Sản xuất tại: CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM NHẤT NHẤT Điện thoại: 1800.6689 (Giờ hành chính) |
Bình luận
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm