Giải đáp thắc mắc “Bổ sung kẽm có tác dụng gì?”
Kẽm là gì?
Kẽm là một khoáng chất vi lượng có vai trò quan trọng đối với cơ thể. Kẽm được bổ sung qua thực phẩm ăn uống hàng ngày hoặc viên kẽm chứ cơ thể bạn không thể tự sản xuất và lưu trữ loại khoáng chất này hàng ngày.
Kẽm là nguyên tố độc đáo có đặc tính chống oxy hóa cần thiết cho hoạt động của hơn 100 loại enzyme và nhiều chức năng quan trọng trong cơ thể. Bao gồm quá trình trao đổi chất, tổng hợp protein, tạo ra DNA, chức năng miễn dịch, thị giác và các giác quan khác như vị giác và khữu giác. Kẽm cũng giúp hỗ trợ phát triển thai kỳ khỏe mạnh và giúp cho trẻ em tăng trưởng và phát triển.
Nhu cầu kẽm sẽ khác nhau ở mỗi đối tượng: người trưởng thành thì nữ giới cần ít nhất 8 mg kẽm mỗi ngày, nam giới thì cần 11 mg kẽm mỗi ngày. Đối với phụ nữ mang thai và cho con bú thì nhu cầu kẽm sẽ tăng lên là 11 – 12 mg kẽm mỗi ngày.
Bổ sung kẽm có tác dụng gì?
Giải đáp thắc mắc về việc bổ sung kẽm để làm gì và có tác dụng gì với cơ thể.
1. Tăng cường khả năng miễn dịch
Kẽm được cho là giúp giảm thời gian bị cảm lạnh thông thường
Theo bác sỹ y khoa Aaron Hartman giải thích thì kẽm rất cần thiết cho chức năng của hệ miễn dịch của chúng ta – là tuyến phòng thủ đầu tiên của cơ thể để chống lại nhiễm trùng và nhắm vào các tế bào bất thường. Theo bác sĩ thì chỉ thiếu hụt một lượng nhỏ kẽm cũng có thể có nguy cơ bị nhiễm trùng tái phát, bệnh da và các bệnh tự miễn khác.
Trên thực tế, kẽm rất quan trọng đối với sự phát triển và chức năng của nhiều tế bào miễn dịch trong phản ứng bẩm sinh và miễn dịch thích ứng. Việc bị thiếu kẽm có thể làm suy yếu hệ phòng thủ miễn dịch này.
Theo một phân tích tổng hợp vào tháng 5/2017 trên tờ JRSM Open thì bổ sung viên ngậm kẽm với liều 75mg/ngày được cho là giúp giảm thời gian bị cảm lạnh thông thường trung bình 33%.
Khi đại dịch Covid-19 vẫn bùng phát trên thế giới như hiện nay, nhiều nhà khoa học đang nghiên cứu về vai trò của kẽm với chức năng miễn dịch trong việc hỗ trợ và điều trị bệnh.
2. Cải thiện khả năng chữa lành vết thương
Trong một nghiên cứu được ông bố trên tạp chí Wound Repair and Regeneration vào năm 2017, các nhà nghiên cứu đã chia 60 người tham gia loét bàn chân do tiểu đường thành hai nhóm. Một nhóm bổ sung 50mg kẽm trong 12 tuần, còn nhóm kia dùng giả dược. Nhóm bổ sung kẽm được giảm đáng kể kích thước của vết loét.
Thử nghiệm lâm sàng này giúp chứng minh rằng bổ sung kẽm giúp cải thiện một số thông số sức khỏe chuyển hóa như đường huyết, insulin, độ nhạy insulin và HDL, tình trạng chống oxy hóa và mức độ glutathione và các dấu hiệu sinh học chính của các bệnh mãn tính gây viêm nhiễm.
3. Cải thiện tình trạng mụn trên da
Kẽm giúp trị mụn nhờ đặc tính chống viêm và giảm sản xuất dầu
Ngoài việc chữa lành vết thương, một số dạng kẽm cũng có thể giúp làm sạch da cho bạn. Dù nguyên nhân gây mụn trứng cá là do nhiều yếu tố nhưng nghiên cứu sơ bộ chỉ ra rằng đặc tính chống viêm và giảm sản xuất dầu của kẽm có lợi cho người bị mụn trứng cá.
Tuy nhiên, bạn nên nhớ khả năng trị mụn của kẽm chưa được nghiên cứu chuyên sâu như một số phương pháp điều trị khác như dùng axit salycylic và axit glycolic. Vì thế, có thể bác sĩ da liễu sẽ hướng dẫn bạn sử dụng một loại sản phẩm khác hiệu quả hơn. Nếu bạn vẫn muốn dùng kẽm trị mụn thì nên thảo luận lại với bác sĩ.
4. Kẽm giúp giảm viêm
Kẽm đóng vai trò quan trọng trong một số phản ứng chính trong cơ thể giúp kiểm soát viêm. Khi bạn thiếu kẽm, hệ quả là có thể làm tăng phản ứng viêm và kéo dài sẽ gây tổn thương cho cơ thể bạn.
Thiếu kẽm trong thời gian dài có thể góp phần vào phản ứng viêm của cơ thể và được cho là có liên quan tới việc suy giảm chức năng miễn dịch ở người cao tuổi.
Thực tế, các nghiên cứu lâm sàng về việc bổ sung kẽm ở người cao tuổi chỉ ra rằng kẽm có thể làm giảm sản xuất các cytokine gây viêm, giảm căng thẳng và giảm tỷ lệ mắc và mức độ nghiêm trọng các bệnh nhiễm trùng.
5. Kẽm giúp bảo vệ mắt
Kẽm giúp làm chậm tiến triển của bệnh thoái hóa điểm vàng
Nhiều nghiên cứu cho thấy bổ sung kẽm giúp làm chậm sự tiến triển của bệnh thoái hóa điểm vàng do tuổi tác bằng cách tăng quá trình làm sạch tế bào và giảm stress oxy hóa.
Thoái hóa điểm vàng là nguyên nhân hàng đầu gây mất thị lực ở người cao tuổi Hoa Kỳ. Điểm vàng là phần trung tâm võng mạc, nơi tập trung rất nhiều kẽm.
Trong một thử nghiệm lâm sàng được nghiên cứu tại Hoa Kỳ năm 2008, những người bị thoái hóa điểm vàng được cung cấp 25 mg kẽm hai lần mỗi ngày hoặc dùng giả dược. Sau 6 tháng, nhóm người uống kẽm có những cải thiện đáng kể về thị lực, độ nhạy tương phản và thời gian phục hồi đèn flash.
6. Hỗ trợ sự phát triển của trẻ nhỏ và thanh thiếu niên
Trẻ em bị thiếu kẽm có thể dẫn đến việc không phát triển được, và việc bổ sung kẽm có thể giúp ích cho một số trường hợp. Theo một phân tích tổng hợp được công bố trên tạp chí Nutrients, việc bổ sung kẽm ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ đã thúc đẩy sự phát triển khỏe mạnh và dẫn đến tăng chiều cao và cân nặng, đặc biệt là đối với trẻ 2 tuổi trở lên.
Tuy nhiên, vẫn có nhiều nhà nghiên cứu cho rằng cần nhiều hơn bằng chứng để xác định rõ vai trò của kẽm đối với sự tăng trưởng của trẻ.
7. Hỗ trợ điều trị tiêu chảy
Bổ sung kẽm được cho rằng giúp làm giảm các triệu chứng tiêu chảy ở trẻ nhỏ bị thiếu kẽm, như trẻ suy dinh dưỡng. Tuy nhiên, chưa có đủ bằng chứng cho thấy nên khuyến nghị sử dụng kẽm ở trẻ bị tiêu chảy có chế độ ăn uống lành mạnh, đa dạng.
Tham khảo các nguồn thực phẩm giàu kẽm để bổ sung thực đơn mỗi ngay
Hàu là loại thức ăn rất giàu kẽm tốt cho cơ thể
Cũng như các loại vitamin và khoáng chất khác, cách tốt nhất để đảm bảo lượng kẽm cho cơ thể chính là bạn hãy thêm vào thực đơn mỗi ngày các loại thực phẩm giàu kẽm.
Dưới đây là một số loại thực phẩm giàu kẽm bạn có thể lựa chọn:
- Hàu
- Tôm, cua
- Thịt đỏ
- Ngũ cốc nguyên hạt (đặc biệt là yến mạch)
- Thịt gia cầm
- Thịt heo
- Đậu
- Quả hạnh
- Hạt bí ngô
- Sữa, phô mai và các sản phẩm từ sữa
Hàm lượng kẽm ở mỗi dạng thực phẩm lại khác nhau và sẽ hấp thu vào cơ thể theo cách khác nhau. Kẽm từ động vật sẽ được hấp thụ tốt hơn so với nguồn thực vật. Bởi trong các loại rau, củ, quả thường chứa phytates là một chất gây ức chế hấp thụ kẽm vào cơ thể.
Bổ sung kẽm từ viên kẽm
Mặc dù bổ sung kẽm từ các nguồn thực vật là điều tốt nhưng việc đo đếm được hàm lượng mỗi ngày và làm thế nào để bổ sung đầy đủ là không hề đơn giản. Thay vào đó, bạn có thể lựa chọn viên uống bổ sung kẽm và bổ sung vào các đợt trong năm để đảm bảo hàm lượng kẽm trong cơ thể.
Viên kẽm thường là dạng phức hợp muối kẽm nhiều loại như: kẽm sulfat, kẽm gluconate, kẽm acetate, kẽm glycerate, kẽm oxit… Nên lựa chọn dạng muối kẽm phù hợp để cải thiện sự hấp thu kẽm đối với cơ thể. Ví dụ như sự hấp thụ kẽm oxit được chứng minh là thấp hơn so với các dạng kẽm gluconate và kẽm citrat.
Ngoài lựa chọn dạng kẽm phù hợp thì cũng nên uống với liều phù hợp. Uống quá nhiều kẽm có thể ảnh hưởng tới khả năng hấp thu đồng – một khoáng chất thiết yếu khác.
Vì thế, nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sỹ trước khi quyết định bổ sung viên kẽm mỗi ngày để đảm bảo hấp thu và không bị quá liều gây tác dụng phụ.
ZinC Gluconate Nhất Nhất - Bổ sung Kẽm - Giúp tăng cường sức khỏe, sức đề kháng Sản xuất: Công ty TNHH Dược phẩm Nhất Nhất |
Bình luận
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm