Áp thuế giá trị gia tăng 5% đối với mặt hàng phân bón: Ai được hưởng lợi?

Áp thuế giá trị gia tăng 5% đối với mặt hàng phân bón: Ai được hưởng lợi?
Quốc hội đã trình dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng (GTGT) sửa đổi. Một trong những nội dung nhận được nhiều sự quan tâm là đề xuất áp thuế 5% đối với mặt hàng phân bón. Quy định này sẽ tác động đến thị trường phân bón, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh phân bón và đặc biệt là người nông dân như thế nào?

Áp thuế giá trị gia tăng 5% đối với mặt hàng phân bón: Ai được hưởng lợi?

Phân bón sản xuất trong nước hiện chiếm hơn 73% thị phần

Tại cuộc tọa đàm “Thuế GTGT cho phân bón - Vì lợi ích của nông dân và sự phát triển của ngành phân bón trong nước” được tổ chức ngày 10/11, các đại biểu Quốc hội (ĐBQH), chuyên gia đã tiếp tục nêu ra những phân tích, làm rõ hơn tác động nếu áp thuế GTGT đối với thị trường phân bón và hoạt động sản xuất của nông dân.

Theo chuyên gia nông nghiệp Hoàng Trọng Thủy, trước năm 2014 đã có thuế 5% đối với mặt hàng phân bón. Đến tháng 1/2015, khi đưa thuế đối với mặt hàng phân bón về 0%, nông dân vui, nông nghiệp đã có tăng trưởng. “Về việc áp thuế GTGT với phân bón, quan điểm của tôi là phải điều tiết trở lại, đồng thời Nhà nước cần phải bình ổn giá. Nông nghiệp phải khẳng định đó là thước đo, muốn doanh nghiệp phát triển bền vững thì sự điều tiết của Nhà nước phải đủ lớn, bền vững” - ông Thủy nói, đồng thời bày tỏ: "Chúng ta rất cần đầu tư cho nông dân, phát triển nông nghiệp bền vững. Do vậy quan điểm của tôi là áp thuế GTGT nhưng phải thỏa mãn các điều kiện và Nhà nước phải cam kết được việc bình ổn giá".

Trong khi đó, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh - chuyên gia kinh tế (Học viện Tài chính) cho rằng, việc chuyển từ không áp thuế GTGT sang áp thuế 5%, khi đó tất cả các mặt hàng sản xuất ra đều đóng góp chung cho nền kinh tế quốc dân, vì vậy, đề xuất là phù hợp.

“Đối với mức thuế 5%, từ năm 2015 trở về trước chúng ta đã áp dụng rồi, giờ chỉ quay lại thôi. Thuế GTGT đầu vào cho phân bón, với mức thuế 5% có thể đủ khấu trừ GTGT đầu vào, như vậy mức này là phù hợp để quyết định mức thuế đó. Ở mức độ nào đó sẽ làm tăng giá thành, nhưng nếu khấu trừ đầu vào và việc áp thuế, giá thành sản xuất sẽ giảm đi 4-5%. Giá thành sản xuất giảm đi, doanh nghiệp có lợi nhuận, từ đó nâng cao hiệu suất của phân bón. Đồng thời, có cơ hội để bán hoặc khuyến mãi, hậu mãi cho nông dân. Để làm được việc này, Hiệp hội phân bón phải vào cuộc để các thành viên phải làm được” - ông Thịnh bày tỏ.

ĐBQH Phạm Văn Hòa - Ủy viên Ủy ban Pháp luật của Quốc hội cho hay, trước đây từng cho rằng nếu áp dụng thuế suất 5% đối với phân bón thì nông dân sẽ là người thiệt thòi. Tuy nhiên, qua giải trình của Thường vụ Quốc hội, ông Hòa nhận thấy thuế GTGT đối với phân bón được sửa đổi năm 2014 và chuyển từ việc chịu thuế suất 5% sang không chịu thuế, đã gây ảnh hưởng, bất lợi rất lớn cho các doanh nghiệp sản xuất phân bón trong nước. Ảnh hưởng rất lớn đối với đầu tư, mua sắm sản phẩm cố định làm giá thành sản phẩm trong nước tăng cao, không thể cạnh tranh với hàng hóa nhập khẩu nên không công bằng đối với những sản phẩm phân bón sản xuất trong nước.

"Quan điểm của tôi là đồng tình với việc áp thuế GTGT 5% đối với ngành phân bón. Phân bón hiện nay là loại hàng hóa trong diện bình ổn giá. Nhà nước sẽ điều tiết để đảm bảo phân bón không tăng cao" - ông Hòa nêu quan điểm.

Tham gia ý kiến tại tọa đàm, ĐBQH Phan Đức Hiếu - Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, phân tích: Hiện có 2 kịch bản để lựa chọn khi áp dụng thuế GTGT là 0% hay 5%. “Đầu tiên chúng ta phải khẳng định là mỗi một kịch bản đều có điểm lợi và điểm bất lợi khác nhau” - ông Hiếu nói, nhấn mạnh: Tôi cho rằng chỉ quyết định chọn được phương án nào nếu như chúng ta lấy cái đối tượng nào làm trọng tâm đó là Nhà nước, doanh nghiệp hay người - ở đây là người nông dân, mà quyết định. Chúng ta muốn lợi ích của ai lớn nhất là câu chuyện cần phải bàn kỹ. Nhìn ở góc độ người tiêu dùng, nếu doanh nghiệp giảm chi phí sản xuất, họ có sẵn sàng giảm giá bán cho nông dân hay không? Bởi khi áp thuế 5% chắc chắn giá thành sản phẩm sẽ tăng lên. Còn trong trường hợp thuế suất VAT 0%, ít nhất giá thành phân bón không tăng.

Quan điểm của ông Nguyễn Trí Ngọc - Phó Chủ tịch Hiệp hội phân bón Việt Nam, cũng khá trùng với của ĐBQH Phan Đức Hiếu. Theo ông Ngọc, vẫn còn ý kiến, nếu điều chỉnh áp thuế suất GTGT 5% thì người nông dân chịu ảnh hưởng bởi giá thành tăng. Làm sao người nông dân có thể được hưởng lợi.

"Việc áp thuế GTGT đối với mặt hàng phân bón, tôi nghĩ rằng đã đến lúc chúng ta nhìn nhận với nhau đó là hướng đi đúng đắn trong tình hình hiện nay, đảm bảo lợi ích 3 nhà: Nhà nước, doanh nghiệp, nông dân" - ông Ngọc nói, đồng thời cho rằng, khi đó doanh nghiệp có cơ hội điều chỉnh giá thành theo hướng giảm xuống để cho người nông dân được hưởng lợi thì đó là một việc làm ý nghĩa. Cho nên trách nhiệm quản lý của Nhà nước ngay từ đầu càng quan trọng hơn.

Người nông dân được hưởng lợi khi giá thành vật tư giảm

Bà Nguyễn Thị Lan Hương - chuyên viên chính Vụ Chính sách (Tổng cục Thuế) cho biết, việc chuyển phân bón (đầu vào cho sản xuất nông nghiệp) sang đối tượng chịu thuế GTGT 5% sẽ góp phần tránh hiệu ứng tăng giá thành sản phẩm tạo thuận lợi cho ngành sản xuất trong nước trong bối cảnh cạnh tranh với hàng nhập khẩu, hỗ trợ tốt hơn cho sản xuất nông nghiệp vì toàn bộ thuế GTGT đầu vào của sản xuất sẽ không phải hạch toán vào chi phí mà được khấu trừ thuế GTGT đầu vào; các doanh nghiệp sản xuất phân bón sẽ được hoàn thuế do thuế GTGT đầu ra (5%) thấp hơn đầu vào (10%), các doanh nghiệp sản xuất sẽ có dư địa để giảm giá bán nếu giá phân bón và các nguyên liệu đầu vào trên thị trường không thay đổi.

Áp thuế giá trị gia tăng 5% đối với mặt hàng phân bón: Ai được hưởng lợi?

Bà Nguyễn Thị Lan Hương

Phân bón sản xuất trong nước hiện chiếm hơn 73% thị phần và sẽ giảm được giá thành khi phân bón quay lại chịu thuế GTGT 5%. Phân bón nhập khẩu chiếm dưới 27% thị phần và có khả năng sẽ phải tăng giá khi bị đánh thuế GTGT 5%. Các doanh nghiệp nhập khẩu sẽ phải căn cứ giá nhập khẩu thực tế, mặt bằng giá trong nước khi có chính sách mới để tính toán giá bán với mức lợi nhuận hợp lý để duy trì khả năng cạnh tranh với phân bón nhập khẩu.

Với cơ chế thị trường và thị phần lớn của phân bón sản xuất trong nước, nếu giảm được giá thành thì mặt bằng giá trong nước nhìn chung sẽ ở xu thế giảm hơn.

Bình luận

0 bình luận, đánh giá

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Cùng chuyên mục
Tổng hợp ưu – nhược điểm của các loại que thử thai trên thị trường

Tổng hợp ưu – nhược điểm của các loại que thử thai trên thị trường

15-11-2024 16:37

Que thử thai là dụng cụ thử thai đơn giản và hiệu quả, được nhiều người tin dùng. Tìm hiểu về các loại que thử thai để có lựa chọn phù hợp nhất.

Nổi bật trang chủ
Đẩy nhanh tiến độ thực hiện sổ sức khỏe điện tử
15 Tháng 11, 2024

Việc tích cực triển khai sổ sức khỏe điện tử, giấy chuyển tuyến, giấy hẹn khám lại trên ứng dụng VNeID đã mang lại hiệu quả thiết thực cho người dân, tổ chức.

Đọc thêm
Đội tuyển Việt Nam có cơ hội lớn vô địch AFF Cup 2024

Đội tuyển Việt Nam có cơ hội lớn vô địch AFF Cup 2024

15 Tháng 11, 2024

Với việc Indonesia và Thái Lan cử đội hình phụ tranh tài, cơ hội để đội tuyển Việt Nam có lần thứ 3 lên ngôi...

Lộ diện trang phục dạ hội lấy cảm hứng từ cung Bọ Cạp của Kỳ Duyên

Lộ diện trang phục dạ hội lấy cảm hứng từ cung Bọ Cạp của Kỳ Duyên

15 Tháng 11, 2024

Đây sẽ là những bộ trang phục mà nàng hậu diện trong 2 đêm thi quan trọng bán kết và chung kết Miss Universe 2024....

Ông Trump muốn giải thể Bộ Giáo dục Mỹ

Ông Trump muốn giải thể Bộ Giáo dục Mỹ

15 Tháng 11, 2024

Giải thể Bộ Giáo dục Mỹ (DOE) là một trong những tuyên bố mạnh mẽ của ông Donald Trump trong chiến dịch tranh cử.

Quản lý thuốc lá điện tử: Cần giải pháp mạnh

Quản lý thuốc lá điện tử: Cần giải pháp mạnh

15 Tháng 11, 2024

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan khẳng định, thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng đang tăng nhanh về số người...

Xuân Son lọt danh sách sơ bộ dự AFF Cup 2024

Xuân Son lọt danh sách sơ bộ dự AFF Cup 2024

15 Tháng 11, 2024

Tiền đạo Nguyễn Xuân Son có cơ hội dự AFF Cup 2024 cùng đội tuyển Việt Nam.

0.62965 sec| 2272.055 kb