7 cách tăng sức đề kháng cho bà bầu, cải thiện miễn dịch khi mang thai

7 cách tăng sức đề kháng cho bà bầu, cải thiện miễn dịch khi mang thai
Tăng sức đề kháng cho bà bầu tạo nên tấm lá chắn kiên cố, vững vàng cho thai nhi và mẹ. Khi áp dụng các biện pháp cải thiện miễn dịch cần thực hiện an toàn, khoa học để không gây ra tác động tiêu cực. Vì thế hãy khám phá cách nâng cao đề kháng cho mẹ bầu qua bài viết dưới đây nhé!

I - Tại sao cần tăng sức đề kháng cho bà bầu?

Phụ nữ hoặc đang trong giai đoạn con thơ là "mục tiêu" của các loại vi khuẩn gây bệnh. Cơ thể mẹ bầu có nhiều thay đổi về sinh lý khiến đề kháng bị giảm sút đặc biệt khi thời tiết giao mùa hoặc môi trường bị ô nhiễm.

Sỡ dĩ đề kháng suy yếu do mẹ bầu giai đoạn này tự động kìm hãm hệ miễn dịch để cơ thể không loại bỏ thai nhi. Ngoài ra, các phản ứng ốm nghén khiến mẹ bầu chán ăn, không ăn ngon khiến đề kháng suy giảm.

Hệ miễn dịch của mẹ hoạt động kém thì dễ bị lây nhiễm và mắc nhiễm trùng. Thậm chí khi nhiễm bệnh thì mức độ trở nặng sẽ cao hơn gây nguy hiểm đến sức khỏe của mẹ và bé. Vậy nên tăng đề kháng cho bà bầu là việc làm cần thiết nếu không cơ thể mẹ dễ mắc một số bệnh điển hình như:

  • Bị các bệnh nhiễm trùng: Mẹ dễ mắc các loại nấm, ký sinh trùng, virus bại liệt, viêm gan, sốt rét… Các loại vi khuẩn này gây nguy hiểm về sức khỏe như sảy thai, sinh non, dị dạng bẩm sinh cho bé.
  • Viêm khớp dạng thấp và lupus ban đỏ: Mẹ bầu rất dễ bị đau sưng, đau mỏi cơ và khớp, cứng khớp rất khó cử động. Các triệu chứng có thể trở nặng và bùng lên mạnh mẽ gây khó khăn trong vận động, sinh hoạt thường ngày.
  • Dễ bị viêm nhiễm: Vào mùa đông, thời tiết hanh khô đường hô hấp bị "đe dọa" bởi các yếu tố xung quanh. Ngoài ra mẹ bầu dễ mắc ở buồng trứng cùng khối dây chằng.
  • Tăng huyết áp: Do khả năng chống lại các yếu tố gây bệnh bị hạn chế.
  • Cảm lạnh và cảm cúm: Do virus gây nên khiến mẹ ảm thấy mệt mỏi, người đau nhức, đau đầu, có nước mũi, viêm họng, ho nặng tiếng, sốt nhẹ…

Có thể thấy, tăng đề kháng cho bà bầu để chống lại các yếu tố gây bệnh từ môi trường bên ngoài. Đồng thời tạo nền tảng phát triển an toàn và thuận lợi cho thai nhi trong bụng.

tại sao cần tăng sức đề kháng cho bà bầu

II - Cách tăng sức đề kháng cho bà bầu an toàn, hiệu quả

Sức đề kháng tốt giúp mẹ bầu ngăn ngừa những thương tổn từ vi khuẩn gây nên. Nếu đề kháng tốt thì có bị cảm cúm, ốm vặt sẽ nhanh khỏi, bệnh giảm nhẹ và tránh được những tổn thương nguy hiểm.

Vậy nên việc tăng đề kháng cho bà bầu là điều cần thiết để đảm bảo an toàn sức khỏe vào giai đoạn dịch bệnh hoặc không khí ô nhiễm. Cùng tìm hiểu cách tăng đề kháng cho mẹ bầu hữu ích nhất dưới đây nhé:

1. Mang thai nên dùng thuốc tăng sức đề kháng cho bà bầu

Để tăng hệ miễn dịch cho bà bầu thì các viên uống, thực phẩm chức năng cải thiện đề kháng là lựa chọn tốt nhất. Khi dùng thuốc tăng đề kháng mẹ bầu nên thận trọng để tránh bài xích với thành phần của thuốc.

Ngoài ra, tăng đề kháng cho bà bầu thì các dòng viên uống chứa vitamin, khoáng chất được cân nhắc. Tuy nhiên trên thị trường hiện nay có bán nhiều loại thuốc tăng đề kháng nên bà bầu cần tìm hiểu cẩn thận. Khi tăng đề kháng cho mẹ bầu bằng thuốc cần dựa trên điều kiện sau để chọn thuốc:

  • Chú ý đến thuốc uống tăng sức đề kháng cho mẹ bầu có chứa các loại vitamin A, C, E, D, kẽm, sắt… Đồng thời cần bổ sung đúng chuẩn như sau: sắt 27 - 60mg/ngày, kẽm 11mg/ngày, vitamin C 85 mg/ngày, vitamin E 5mg/ngày, vitamin A là 800 mcg /ngày.
  • Chọn những loại thuốc chuyên biệt để tăng cường miễn dịch ưu tiên sản phẩm có xuất xứ từ thảo dược tự nhiên.
  • Sản phẩm chính hãng, xuất xứ rõ ràng từ các thương hiệu lớn, khi mua hàng nhập khẩu nên chọn mua của các công ty lớn và được Bộ Y Tế cấp phép.

thuốc tăng sức đề kháng cho bà bầu

2. Ăn nhóm thực phẩm tăng sức đề kháng cho bà bầu

Dinh dưỡng trong giai đoạn mang bầu là động lực quan trọng đối với sức khỏe của mẹ và đề kháng của thai nhi. Miễn dịch tốt tạo ra nguồn sữa chất lượng cũng như sự phát triển của thai nhi sau này. Vậy mẹ bầu ăn gì để tăng sức đề kháng khi sẽ được chúng tôi bật mí dưới đây:

2.1 Sữa chua lên men

Sữa chua lên men là nhóm thực phẩm top đầu để tăng đề kháng cho bà bầu nhanh chóng. Theo thống kê, các dòng sữa chua có lượng chất béo thấp từ đó làm giảm khả năng mắc chứng bệnh cảm cúm, cúm lạnh.

Ngoài ra, sữa chua có đến hàng tỉ lợi khuẩn thúc đẩy hệ tiêu hóa hoạt động tốt và hạn chế virus gây bệnh tấn công cơ thể. Để tránh tiểu đường thai kỳ mẹ bầu nên ăn sữa lên men hạn chế đường hoặc không đường.

thực phẩm tăng sức đề kháng cho bà bầu

2.2 Chuối

Chuối là loại quả xuất hiện phổ biến trong tự nhiên, giá thành thấp nhưng có giá trị dinh dưỡng cao. Chuối có nhiều kali, vitamin nhóm B, C để cung cấp năng lượng cho mẹ bầu khi mệt mỏi, ốm nghén.

Để tăng đề kháng cho bà bầu qua việc ăn uống thì các mẹ nên ăn chuối với sữa chua, ngũ cốc. Sự kết hợp hài hòa giữa 2 nguyên liệu sẽ mang đến dưỡng chất cực tốt và giảm khả năng nhiễm bệnh.

2.3 Thực phẩm giàu vitamin C như cam

Vitamin C là nhân tố cần thiết để tái tạo hàng rào miễn dịch tự nhiên vững chắc cho bà bầu. Vitamin C thúc đẩy hoạt động của tế bào trắng để ngăn ngừa các yếu tố nhiễm trùng tiếp xúc với cơ thể. Từ đó cải thiện chức năng đề kháng cho mẹ bầu khi mang thai toàn diện, chất lượng.

Vitamin C từ cam, quýt, bưởi... còn là chất đẩy nhanh hoạt động hấp thụ sắt vào cơ thể mẹ. Vì thế sử dụng thực phẩm giàu vitamin C hạn chế hiện tượng thiếu sắt, thiếu máu ở mẹ bầu.

hoa quả tăng sức đề kháng cho bà bầu

2.4 Thịt bò

Thịt bò là nhóm thực phẩm giúp tăng đề kháng cho bà bầu, cải thiện hệ miễn dịch khi mang thai tốt nhất. Trong thịt bò chữa nhiều kẽm - chất cần thiết để nhóm tế bào bạch cầu và miễn dịch hoạt động tốt.

Từ đó cơ thể mẹ bầu dễ nhận biết và loại bỏ các vi khuẩn đang tấn công đến cơ thể. Vì vậy mẹ bầu nên sắp xếp thịt bò trong danh sách thực đơn dinh dưỡng để cải thiện thể trạng, tránh ốm vặt hiệu quả.

2.6 Sữa không béo

Nhóm sữa tách chất béo sở hữu nhiều canxi, protein và các nhóm vitamin có lợi tới sức khỏe mẹ bầu. Mặt khác đây là nhóm chất quan trọng để thúc đẩy quá trình phát triển khung xương, tế bào máu và hệ thống cơ quan của thai nhi. Vì vậy mẹ cần ưu tiên nhóm sữa không béo để tăng cường nhóm chất cho bé và nâng cao miễn dịch toàn diện.

2.6 Tỏi

Tỏi là nguyên liệu được ứng dụng rộng rãi trong gia đình nhờ vị cay nhẹ, hương thơm nồng. Để tăng đề kháng cho bà bầu khi mang thai thì tỏi là lựa chọn lý tưởng và có độ an toàn cao.

Tỏi chứa lượng lớn allicin - chất kháng sinh tự nhiên hiệu quả hơn penicillin với khả năng kháng khuẩn, tiêu viêm cực tốt. Vì vậy mẹ bầu có thể chế biến tỏi theo nhiều cách trong thực đơn dinh dưỡng để gia tăng kháng sinh tự nhiên.

Trường hợp mẹ bầu bị cảm hoặc ho có thể dùng tỏi để làm thuốc chữa bệnh đặc hiệu. Mẹ bầu uống nước từ tỏi tươi, tỏi ngâm để giảm các triệu chứng cảm, ho trong thời gian ngắn.

thực phẩm tăng sức đề kháng cho bà bầu

2.7 Gừng

Gừng là nhóm thực vật được dùng chủ yếu để khử tanh và kết hợp với gia vị chấm trong gia đình. Trong Đông y, gừng có tính nóng, kháng khuẩn giúp gia tăng vi sinh đường ruột và đẩy nhanh lưu thông máu.

Để tăng sức đề kháng cho bà bầu thì các chuyên gia khuyến cáo các mẹ nên uống trà gừng hoặc ăn gừng tươi nguyên chất. Cách thực hiện này giúp mẹ bầu có thể dùng gừng ở bất cứ trường hợp nào để chống buồn nôn, chữa cảm lạnh, tăng đề kháng toàn diện.

3. Xây dựng chế độ sinh hoạt phù hợp

Phụ nữ mang bầu không nên thực hiện các công việc tốn nhiều sức. Mẹ nên hoạt động thể chất ở mức độ vừa phải như làm vườn, lau chùi, dọn dẹp nhà cửa… để tốt cho sức khỏe, sinh đẻ được thuận lợi và dễ dàng hơn. Ngủ đủ giấc, đúng giờ giúp gia tăng đề kháng cho bà bầu và em bé trong bụng.

Không uống bia rượu, đồ uống gây kích thích như cà phê, thuốc lá, chè đặc. Đối với những trường hợp mẹ bầu bị bệnh huyết áp, sưng nề tay chân nên điều chỉnh khẩu vị nhạt đi.

Trong suốt thời kỳ mang thai mẹ nên giữ tinh thần lạc quan, tâm trạng thoải mái bởi căng thẳng khiến hệ miễn dịch bị suy yếu. Các mẹ có thể giảm buồn phiền bằng bài tập yoga, nghe nhạc thư giãn, nghe truyện, ngồi thiền…

tăng đề kháng cho bà bầu

4. Vận động hợp lý để tăng đề kháng

Mẹ bầu không nên nằm yên một chỗ vì khiến cơ thể mẹ kém linh hoạt và sinh đẻ khó hơn. Mẹ vẫn nên luyện tập nhẹ nhàng hằng ngày vừa giúp tinh thần sảng khoái và tăng cường lưu thông tuần hoàn máu. Đây là cách tăng đề kháng cho bà bầu được các chuyên gia đánh giá cao và giúp mẹ dễ sinh thường hơn.

5. Mẹ bầu cần uống nhiều nước

Nước đun sôi để nguội mang lại nhiều lợi ích giúp tăng hàm lượng hemoglobin trong máu, tốt cho hệ miễn dịch và ngăn ngừa được nhiều bệnh tật nguy hiểm. Tuy nhiên các mẹ tránh dùng nước đun sôi nhiều lần vì nồng độ độc tố sẽ có nhiều.

Uống đủ nước giúp ổn định thân nhiệt, tốt cho tuần hoàn tiêu hóa vận chuyển các chất và làm sạch cơ thể. Mỗi ngày mẹ nên sử dụng từ 1 - 1,5 lít nước là phù hợp. Tránh uống nhiều nước sẽ gây áp lực cho thận, bàng quang hoặc cơ thể tích nước gây phù thũng.

6. Bà bầu tăng sức đề kháng bằng cách tự bảo vệ sức khỏe

Mẹ khỏe đồng nghĩa với em bé trong bụng mẹ cũng khỏe, vậy nên tăng đề kháng cho bà bầu hiệu quả qua các biện pháp dưới đây:

  • Mẹ bầu nên đi khám thai kỳ đầy đủ để theo dõi sức khỏe và nhanh chóng phát hiện các vấn đề khác.
  • Từ bỏ các thói quen xấu hoặc môi trường sống độc hại, làm việc áp lực tác động tiêu cực đến việc phát triển của thai nhi.
  • Tránh ăn những món ăn đường phố, đồ ăn không rõ đơn vị sản xuất hay có chứa các chất phụ gia gây bất lợi đến cơ thể.
  • Khi mang thai mẹ bầu nên theo dõi trọng lượng cơ thể để hạn chế ảnh hưởng khi sinh nở.
  • Tránh gặp gỡ, tiếp xúc khu vực nhiều người để tránh mọi nguy cơ bị nhiễm vi khuẩn, virus.
  • Vệ sinh tay chân, cơ thể sạch sẽ, đeo khẩu trang khi ra bên ngoài.

Ngoài ra, mẹ bầu ưu tiên rèn luyện để thuận lợi cho việc sinh con tự nhiên như các bài tập yoga, massage… Bên cạnh đó các mẹ cũng tránh không nên nghe những câu chuyện sinh đẻ để không còn có những nỗi sợ vô hình ảnh hưởng đến tinh thần..

tăng sức đề kháng cho bà bầu trong mùa dịch

7. Nâng cao sức đề kháng trên da

Cải thiện sắc tố cho da có ý nghĩa quan trọng trong hành trình tăng đề kháng cho bà bầu. Trên da luôn tồn tại các loại vi khuẩn, hóa chất, khói bụi…

Nếu chúng ta không giữ gìn da dẻ sạch sẽ mỗi ngày, những yếu tố gây hại sẽ xâm nhập vào cơ thể gây ra các bệnh nhiễm trùng, cảm cúm, ốm vặt dẫn đến biến chứng nguy hiểm thai kỳ. Ngoài ra, tăng cường chất dinh dưỡng, rèn luyện khoa học thì mẹ bầu có thể lựa chọn sản phẩm tăng đề kháng có nguồn gốc tự nhiên.

III - Vận dụng cách tăng đề kháng cho mẹ bầu cần chú ý gì?

Các biện pháp tăng sức đề kháng cho bà bầu và em bé giúp giai đoạn mang thai ổn định và cân bằng dưỡng chất cho bé. Cách nâng cao miễn dịch cho bà bầu đạt hiệu quả khi được thực hiện đúng cách, khoa học. Vì vậy khi vận dụng mẹo cải thiện đề kháng bạn nên chú ý đến vấn đề sau:

1. Chọn phương pháp phù hợp với thể trạng và sức khỏe

Chúng tôi giới thiệu 7 cách tăng đề kháng cho bà bầu được chuyên gia khuyến cáo thực hiện. Ngoài ra, có nhiều biện pháp khác được biến hóa linh hoạt nhằm mang đến kết quả tốt nhất. Do đó khi lựa chọn bất cứ cách thực hiện nào thì mẹ bầu cần ưu tiên đến thể trạng và sức khỏe bản thân.

Nếu tiến hành rèn luyện thể chất, mẹ bầu nên chú ý lựa chọn các dạng bài tập nhẹ nhàng, vừa sức phù hợp với thể lực. Không nên tập luyện quá sức khiến sức khỏe của mẹ và em bé bị ảnh hưởng. Đừng quên tham vấn lời khuyên của các chuyên gia, bác sĩ trước khi tập luyện.

tăng đề kháng cho mẹ bầu

2. Kết hợp hài hòa giữa các phương pháp

Cần phối hợp linh hoạt giữa các phương pháp tăng sức đề kháng cho bà bầu để phát huy tối đa hiệu quả. Đặc biệt chú ý ngủ nghỉ chuẩn giờ giấc, không nên thức quá khuya hay làm việc quá sức. Cần ăn uống đa dạng các chất dinh dưỡng, vệ sinh thân thể sạch sẽ để có sức khỏe và tinh thần tốt nhất.

3. Thực hiện từng bước, khoa học

Mẹ bầu chú ý cần thực hiện các cách tăng đề kháng theo trình tự các bước chuẩn chỉnh, khoa học. Không nên đốt cháy giai đoạn hoặc tập sai cách sẽ gây phản .

Trên đây là 7 cách tăng đề kháng cho bà bầu để các chức năng miễn dịch hoạt động ổn định. Các mẹ tuân thủ đúng cách sẽ có một thai kỳ an toàn, khỏe mạnh dù trong bất cứ hoàn cảnh nào khi có dịch bệnh hay thời tiết thay đổi… Trước khi áp dụng các phương pháp, mẹ bầu nên nhờ từ người có chuyên môn để đạt kết quả ấn tượng.

7 cách tăng sức đề kháng cho bà bầu, cải thiện miễn dịch khi mang thai

Bình luận

0 bình luận, đánh giá

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Cùng chuyên mục
Suy nhược thần kinh ngoại biên Nguyên nhân, triệu chứng cách điều trị

Suy nhược thần kinh ngoại biên Nguyên nhân, triệu chứng cách điều trị

03-12-2024 17:54

Suy nhược thần kinh ngoại biên gây tê bì, đau nhức hoặc yếu cơ, ảnh hưởng đến sinh hoạt và vận động hàng ngày. Tìm hiểu cách điều trị và ngăn ngừa tình trạng này.

Nổi bật trang chủ
Một cầu thủ tuyển Việt Nam được kỳ vọng tỏa sáng nhất bảng B ASEAN Cup 2024
03 Tháng 12, 2024

Trang chủ của ASEAN Cup 2024 kỳ vọng tiền đạo này là 1 trong những cầu thủ được kỳ vọng tỏa sáng nhất tại bảng B.

Đọc thêm
Sớm công bố môn thi thứ 3 vào lớp 10

Sớm công bố môn thi thứ 3 vào lớp 10

03 Tháng 12, 2024

Phương án thi 3 môn vào lớp 10 THPT nhận được sự đồng tình từ phía phụ huynh, giáo viên và chuyên gia song nhiều...

Ra mắt vở nhạc kịch broadway đầu tiên của Việt Nam

Ra mắt vở nhạc kịch broadway đầu tiên của Việt Nam

03 Tháng 12, 2024

Nhạc kịch broadway Giấc mơ Chí Phèo là dự án tâm huyết được thực hiện sau nhiều năm ấp ủ, bởi những nghệ sĩ tên...

ATACMS đẩy Kiev vào hiểm cảnh

ATACMS đẩy Kiev vào hiểm cảnh

03 Tháng 12, 2024

Theo Defense News, việc Mỹ đồng ý cho Ukraine dùng ATACMS tấn công Nga chưa thấy mang lại lợi thế mà chỉ khiến Moskva đáp...

Cầu thủ đổ gục trên sân, trận đấu tại Serie A bị hủy

Cầu thủ đổ gục trên sân, trận đấu tại Serie A bị hủy

02 Tháng 12, 2024

Trận đấu giữa Fiorentina và Inter Milan tại vòng 14 Serie A đã bị hủy bỏ sau khi cầu thủ Edoardo Bove ngã gục trên...

Nóng trong tuần: Sửa đổi quy chế tuyển sinh ĐH; Đại hội Hội Cựu giáo chức

Nóng trong tuần: Sửa đổi quy chế tuyển sinh ĐH; Đại hội Hội Cựu giáo chức

02 Tháng 12, 2024

Sửa đổi Quy chế tuyển sinh ĐH; Đại hội lần thứ V Hội Cựu giáo chức Việt Nam là 2 trong số các thông tin...

0.73856 sec| 2295.859 kb