I - Chữa nổi mề đay bằng lá tía tô có hiệu quả không?
Không chỉ là loại rau phổ biến trong nhiều món ăn, lá tía tô còn được ví như vị thuốc giúp chữa nổi mề đay vô cùng hiệu quả và nhanh chóng. Theo Đông y, lá tía tô có vị cay, tính ấm, quy vào 2 kinh tỳ và phế, có tác dụng hành khí, phát tán phong hàn, đào thải độc tố. Do vậy thường được dân gian dùng để chữa các bệnh ngoài da như nổi mề đay, mẩn ngứa, mụn nhọt.
Còn theo nghiên cứu của y học hiện đại, lá tía tô có chứa nhiều hoạt chất kháng viêm, chống oxy hóa mạnh như quercetin, acid alpha-linolenic, vitamin C, luteolin… có thể giảm triệu chứng bệnh dị ứng mề đay, giúp làn da giảm mẩn đỏ ngứa.
Ngoài ra, lá tía tô còn cho thấy một số tác dụng khác đối với người đang bị nổi mề đay như sau:
- Đào thải tế bào chết, loại bỏ bụi bẩn, hóa chất trang điểm và dầu thừa nên giúp làm giảm sạch da. Như vậy, sử dụng lá tía tô cũng là biện pháp để khắc phục nguyên nhân gây ngứa da, nổi mề đay.
- Tăng cường sức đề kháng cho da, giúp cho da có khả năng chống lại được tác nhân bên ngoài gây mề đay.
- Tái tạo da, tạo điều kiện cho sự hình thành các loại tế bào da mới, giúp phục hồi tổn thương cho da.
II - Chia sẻ 6 cách trị nổi mề đay bằng lá tía tô hiệu quả, an toàn
1. Đắp lá tía tô trực tiếp lên da bị mề đay
Nếu bạn đang bị nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy khó chịu thì không thể bỏ qua biện pháp đắp trực tiếp lá tía tô lên vùng da bị mề đay. Cách thực hiện như sau:
- Chuẩn bị 1 nắm lá tía tô xanh tươi, loại bỏ những lá héo úa rồi rửa thật sạch.
- Cho lá tía tô và một chút muối vào cối để giã nát hoặc xay nhuyễn.
- Làm sạch khu vực da bị nổi mề đay, dùng lá tía tô đã được giã nát đắp lên vùng da bị nổi mẩn đỏ và để trong 20 phút.
- Sau đó, rửa lại với nước.
2. Tắm nước lá tía tô giảm ngứa ngáy, mề đay
Tắm nước lá tía tô rất hiệu nghiệm với các trường hợp nổi mề đay ở lưng, ngực, hoặc vùng mông. Cách thực hiện biện pháp tắm nước lá tía tô như sau:
- Chuẩn bị khoảng 1 bó rau tía tô nhỏ, nhặt bỏ những lá xấu và rửa sạch.
- Đun sôi khoảng 1-2 lít nước sạch, khi nước sôi thì bạn thêm lá tía tô và đun sôi tiếp trong khoảng 10 phút.
- Sau đó, bạn đổ nước lá tía tô ra chậu nước, thêm tiếp một chút muối và khuấy đều để hoàn tan trong nước lá tía tô.
- Và tiếp theo, bạn dùng nước lá tía tô để tắm. Lấy phần lá tía tô để kỳ nhẹ lên vùng da bị nổi mề đay.
3. Chữa mẩn ngứa mề đay bằng cách chườm nóng lá tía tô
Một cách đơn giản khác có thể áp dụng để làm giảm ngứa do nổi mề đay đó là dùng lá tía tô để chườm nóng. Ngoài ra, biện pháp này còn có tác dụng cải thiện lưu lượng tuần hoàn máu tới da, giúp nuôi dưỡng da khỏe khoắn từ sâu bên trong.
Cách chườm nóng bằng lá tía tô được thực hiện như sau:
- Rửa sạch một bó lá tía tô, sau đó cắt nhỏ.
- Rang lá tía tô trong chảo, đảo đều tay cho tới khi lá khô lại, tỏa hương thơm và chuyển sang màu úa.
- Để lá tía tô nguội bớt thì cho chúng vào một khăn mềm, cuộn lại và chườm lên vùng da đang bị nổi mề đay. Chú ý tránh đắp khi lá tía tô quá nóng bởi dễ làm bỏng da hoặc gây tổn thương da.
- Khi lá tía tô nguội thì bạn có thể tiếp tục rang lại và lặp lại thao tác chườm nóng.
Thực hiện biện pháp này vài lần có thể giúp làm thuyên giảm các triệu chứng nổi mề đay.
4. Sắc nước lá tía tô
Ngoài việc sử dụng lá tía tô để tác động bên ngoài da thì bạn cũng có thể dùng lá tía tô để uống vào bên trong cơ thể. Vừa kết hợp sử dụng lá tía tô cả bên trong lẫn bên ngoài cơ thể sẽ giúp nâng cao hiệu quả cải thiện nổi mề đay.
Để sắc nước lá tía tô nhanh chóng và thuận tiện, bạn nên làm theo hướng dẫn như sau:
- Nhặt sạch lá tía tô, chỉ giữ loại lá tươi và còn non.
- Xay nhuyễn lá tía tô bằng máy xay sinh tố hoặc dùng chày cối để giã.
- Sau đó, bạn cho hỗn hợp vào nồi, thêm áng chừng 200ml nước rồi đun sôi tầm 5 phút.
- Sau đó, bạn đợi nước trong nồi nguội bớt và lấy phần nước để uống. Còn phần lá tía tô thì có thể dùng đắp lên vùng da bị nổi mẩn ngứa.
5. Dùng lá tía tô trong bữa ăn
Và cuối cùng, bạn có thể dùng lá tía tô để chế biến các món ăn giúp làm giảm sưng da, đỡ ngứa và hết nổi mẩn đỏ. Một số món ăn được chế biến từ lá tía tô bao gồm: cháo tía tô, thịt bò hấp tía tô.
- Cách nấu cháo tía tô:
- Chuẩn bị các loại thực phẩm: Một bó rau tía tô, 1 nắm gạo, 1-2 quả trứng gà, gia vị.
- Bạn cho lá tía tô đem đi rửa sạch, thái nhỏ nguyên liệu này thành từng đoạn nhỏ.
- Ngâm gạo 1-2 giờ để gạo trương nở và lại rửa sạch gạo thêm một lần nữa.
- Cho gạo vào nấu cháo, thêm trứng gà và đun sôi trong 3 phút. Tiếp tục thêm lá tía tô vào đun trong 2 phút.
- Tắt bếp và múc cháo để thưởng thức.
- Lá tía tô hấp cùng thịt bò:
- Chuẩn bị: 200 gam thịt bò, 1 nắm lá tía tô, sả và gia vị
- Rửa sạch các nguyên liệu thịt bò và tía tô và sả. Thái thịt bò và tía tô thành các miếng vừa ăn. Tẩm thịt bò cùng với các loại gia vị.
- Xếp sả xuống phần dưới cùng của nồi, sau đó cho thịt bò cùng với tía tô lên phía trên.
- Đậy vung nồi và hấp cách thủy trong vòng 15 phút.
- Khi thấy hỗn hợp tía tô và thịt bò đã chín kỹ thì tắt bếp.
Như vậy bạn đã hoàn thành xong món tía tô hấp cùng thịt bò nhé, hãy thưởng thức để cải thiện sớm tình trạng nổi mề đay.
III - Vài lưu ý khi dùng lá tía tô chữa nổi mề đay tại nhà
Nói chung, việc sử dụng lá tía tô để giảm mề đay tại nhà có thể cải thiện bệnh và đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Tuy nhiên, bạn vẫn cần lưu ý một số vấn đề như sau:
- Sử dụng lá tía tô thường đem lại kết quả chậm, do vậy bạn không nên nóng vội mà cần bền bỉ áp dụng biện pháp này trong khoảng thời gian dài mới thu được hiệu quả cao.
- Nên lựa chọn lá tía tô có chất lượng tốt, không bị nhiễm độc từ các loại hóa chất bảo vệ thực vật hoặc có chứa hàm lượng phân bón quá lớn gây hại cho sức khỏe.
- Với cách sử dụng lá tía tô để đắp ngoài hoặc tắm, thì bạn cần rửa sạch lá tía tô và ngâm lá tía tô để sát khuẩn, loại bỏ vi sinh vật có trên lá tía tô để tránh gây hại cho da.
- Chỉ dùng lá tía tô để chườm đắp hoặc tiếp xúc với vùng da lành, không có tổn thương. Nếu cho lá tía tô tiếp xúc trực tiếp với vùng da đang bị tổn thương, hoặc chảy máu thì có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho da, làm cho da khó lành hơn.
- Ngoài việc thực hiện theo các giải pháp như đã nêu trên, người bệnh cần kết hợp với chế độ ăn uống khoa học, vận động thường xuyên để nâng cao sức khỏe tổng thể để đối phó hiệu quả với tình trạng nổi mề đay.
- Biện pháp chữa mề đay bằng lá tía tô chỉ nên áp dụng với người mới mắc mề đay hoặc tình trạng bệnh nhẹ. Nếu bệnh diễn biến nặng thì nên đi tới gặp bác sĩ để được thăm khám, tìm ra nguyên nhân và điều trị đúng cách.
- Phụ nữ có thai không được uống nước lá tía tô vì có thể gây sảy thai, tăng co bóp tử cung và tác động xấu tới quá trình phát triển của thai nhi.
- Ngoài ra, người đổ mồ hôi trộm nên hạn chế hoặc không nên sử dụng loại nguyên liệu này, bởi vì tía tô có thể làm cho quá trình bài tiết mồ hôi diễn ra mạnh mẽ hơn, làm cho bệnh ngày càng nghiêm trọng hơn.
- Một số người sử dụng lá tía tô có thể gặp phải hiện tượng dị ứng với các biểu hiện: da nổi mẩn đỏ, ngứa rát hoặc châm chích… trên da. Nếu gặp phải tình trạng này thì người bệnh nên ngừng sử dụng và đến ngay các bệnh viện để xử lý kịp thời.
Chữa mề đay bằng lá tía tô là phương pháp giúp cải thiện bệnh đơn giản, có thể áp dụng ngay tại nhà. Tuy nhiên, nếu bạn quá trông chờ vào kết quả của biện pháp này đem lại thì không nên, bởi hiệu quả đem lại không cao. Bạn cần kết hợp với các giải pháp điều trị khoa học và chuyên sâu khác để nâng cao kết quả và giảm thiểu biến chứng của nổi mề đay gây ra.
Bình luận
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm