Số liệu này được thống kê từ báo cáo tài chính của 26 ngân hàng đã công bố.
Theo đó, Vietcombank là ngân hàng có tỷ lệ bao phủ nợ xấu cao nhất toàn hệ thống với 424%, tăng 56% so với cuối năm trước. Với mỗi một đồng nợ xấu, Vietcombank đã trích ra gần 4,3 đồng để dự phòng.
Ở ngân hàng Quân Đội (MB), tỷ lệ bao phủ nợ xấu đạt mức 268%, tăng 0,35 điểm % so với quý III và tăng 0,134 điểm % so với cùng kỳ. Đây là tỷ lệ bao phủ nợ xấu cao thứ 2 trong hệ thống và chỉ đứng sau Vietcombank.
Nữ giao dịch viên tại Ngân hàng TPBank
Nếu xét riêng của ngân hàng mẹ, con số này còn lên tới gần 400%, tức mỗi đồng nợ xấu được dự phòng bằng 4 đồng.
Tính đến cuối quý IV, nợ tái cơ cấu của ngân hàng mẹ MB ở mức 3.600 tỷ đồng và ngân hàng đã trích lập dự phòng 100% nợ tái cơ cấu mà không cần phân bổ 3 năm theo quy định.
“Xếp hạng” sau MB là Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) với tỷ lệ bao phủ nợ xấu đạt 235%, đây được xem là mức cao nhất trong lịch sử hoạt động tín dụng của nhà băng này. Tại thời điểm 31/12/2021, tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng ở mức 0,81%, giảm 0,73 điểm % so với năm 2020. Ngân hàng đã trích lập dự phòng rủi ro đầy đủ 100% cho nợ cơ cấu theo các Thông tư 01, 03, 14.
Riêng Ngân hàng Á Châu (ACB), tỷ lên nợ xấu lên 5.862 tỷ đồng, qua đó nâng tỷ lệ bao phủ nợ xấu từ mức 160% lên 209%.
Trong Top 10 ngân hàng có tỷ lệ bao phủ nợ xấu cao nhất năm 2021 còn ghi tên các nhà băng khác như SHB (170%), Techcombank (163%), Bac A Bank (162%), TPBank (153%) , Sacombank (121%).
Một số ngân hàng đã có nhiều nỗ lực giảm tỷ lệ bao phủ nợ xấu trong năm 2021, gồm Nam A Bank (giảm 35%), NCB (giảm 20%), HDBank (giảm 9%), Techcombank và VIB đều giảm 8%.
Bình luận
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm