Longform | Giáo dục & Cuộc sống

Tầng lớp trung lưu và tương lai thịnh vượng của Việt Nam

Tầng lớp trung lưu và tương lai thịnh vượng của Việt Nam
Tầng lớp trung lưu và tương lai thịnh vượng của Việt Nam

Mô tả ảnh

 

Với đà tăng trưởng kinh tế, tầng lớp trung lưu ngày càng gia tăng ở Việt Nam. Đó cũng chính là cơ hội để tự chủ hóa nền kinh tế, phát triển các ngành mũi nhọn, đưa đất nước tiến xa.

 

Sau nhiều năm đổi mới, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu vượt bậc về kinh tế - , với hàng chục triệu người đã tiến lên một “nấc thang kinh tế mới” - đó là nhóm trung lưu, khá giả. Nhiều tổ chức quốc tế đánh giá tốc độ gia tăng tầng lớp trung lưu ở Việt Nam đang thuộc hàng nhanh nhất thế giới.

Với sự thay đổi như vậy, vấn đề phát triển Đảng trong nhóm cư dân khá giả, trung lưu là vấn đề thực tiễn đang đặt ra. Zing thực hiện loạt bài về sự gia tăng tầng lớp trung lưu ở Việt Nam và câu chuyện phát triển Đảng trong nhóm dân cư đặc biệt này.

 

Với hơn 500 triệu trong tay sau khi đi xuất khẩu lao động ở Hàn Quốc về, chị Trịnh Thị Tuyết bàn với chồng mở một cửa hàng bán hoa quả nhập khẩu ở thị trấn Phú Xuyên (ngoại thành Hà Nội). Anh chồng phản đối. Anh nói rằng một thị trấn nghèo thế này lấy đâu ra người có tiền, mà lại bán nho Mỹ, táo New Zealand, lê Hàn Quốc...

Dù chồng phản đối, chị Tuyết nhất quyết lập nghiệp ở quê hương. Bằng nhãn quan của người từng ở nước ngoài, chị tin rằng khi thu nhập của người dân ngày càng tăng lên, nhu cầu cuộc sống sẽ ngày càng lớn hơn, hoa quả nhập khẩu sẽ có khách.

Và đúng như vậy, cửa hàng đã duy trì đến năm thứ ba, và thậm chí ngày càng đông khách. Anh chồng bất ngờ khi chị Tuyết đã nhập thêm cả thịt bò Mỹ, vang Chile, bơ Pháp… về bán kèm. Chị nói cơ hội của mình có nhiều khi người dân đang giàu lên.

Ngân hàng Thế giới (WB) cho biết trong nhiều năm qua, tốc độ tăng trưởng tầng lớp trung lưu ở Việt Nam thuộc hàng cao nhất châu Á, mỗi năm có thêm khoảng 1,4 triệu người. Dự báo trong 25 năm tới, một nửa dân số - nghĩa là hơn 50 triệu người Việt Nam - sẽ gia nhập tầng lớp trung lưu, nghĩa là bằng dân số Hàn Quốc ngày nay.

Sự gia tăng của tầng lớp trung lưu là minh chứng cho thành công phát triển kinh tế vượt bậc của Việt Nam. Tầng lớp trung lưu đông đảo cũng là động lực quan trọng cho phát triển kinh tế, là cơ hội để chuyển mình cho nhiều ngành kinh tế quan trọng, đưa Việt Nam sớm trở thành một quốc gia thịnh vượng, có nhu nhập cao vào năm 2045.

Mô tả ảnh

 

Cựu Ngoại trưởng Mỹ John Kerry từng tham chiến trong chiến tranh Việt Nam. Ông cũng từng đến Việt Nam nhiều lần trong những năm 90 để tìm lại đồng đội mất tích, tham gia các hoạt động giúp bình thường hóa quan hệ ngoại giao Việt - Mỹ.

Khi trở thành ngoại trưởng Mỹ dưới thời Tổng thống Obama, ông đến Hà Nội và rằng bản thân cảm thấy rất bất ngờ về sự thay đổi của Việt Nam. Từ một đất nước nghèo vào những năm 90, Việt Nam đã vươn lên trở thành một nước xuất khẩu hàng đầu ASEAN, trên đường phố ngày càng nhiều xe hơi, nhà cao tầng liên tục mọc lên, các thương hiệu xa xỉ ngày càng phổ biến…

“Mỗi lần đến Việt Nam tôi đều bất ngờ về sự thay đổi của các bạn”, ông từng chia sẻ.

Theo WB, Việt Nam là một trong những quốc gia có tăng trưởng kinh tế nhanh, kéo theo giảm nghèo ấn tượng nhất trên thế giới. Đến cuối năm 2020 tỷ lệ hộ nghèo chỉ còn 2,7%. Hàng triệu hộ gia đình của Việt Nam không chỉ thoát nghèo mà còn tiến lên một “nấc thang kinh tế mới” - đó là tầng lớp trung lưu.

Mô tả ảnh

 

Hiện tại, hầu hết tổ chức nghiên cứu trên thế giới đều dựa vào mức độ chi tiêu để xếp loại một người có thuộc tầng lớp trung lưu hay không. WB định nghĩa hộ gia đình có mức chi tiêu trên 15 USD/người/ngày thuộc tầng lớp trung lưu (khoảng 345.000 đồng). Trong khi đó, OECD định nghĩa mức chi tiêu hàng ngày của hộ gia đình khoảng 10-100 USD/người (khoảng 0,23-2,3 triệu đồng)…

Theo Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), trong giai đoạn 2011-2019, tầng lớp trung lưu tại Việt Nam đã có sự gia tăng đáng kể, từ 7,8% dân số năm 2011 (tương đương hơn 6,8 triệu người) lên 20,2% năm 2019 (tương đương 19,5 triệu người).

Tính toán cho thấy giai đoạn 2014-2016, trung bình mỗi năm tại Việt Nam có khoảng 1,5 triệu người gia nhập vào tầng lớp trung lưu, đến giai đoạn 2017-2019, con số này đa tăng lên khoảng 2,2 triệu người, cao hơn 700.000 người so với giai đoạn 2014-2016.

Mô tả ảnh

WB nhận định sự gia tăng tầng lớp trung lưu là nhờ đà tăng trưởng kinh tế cao, liên tục và ổn định mà Việt Nam đã đạt được.

Theo Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế - xã hội Quốc gia, nhóm hộ gia đình thuộc tầng lớp trung lưu có sự “an toàn về kinh tế”, có xác suất dưới 0,5% khả năng rơi trở lại nhóm nghèo. Trong số những hộ được xếp vào tầng lớp trung lưu, 75% có máy giặt, 98% sống trong nhà được xây bằng bê tông hoặc gạch, 55% trong số đó có phòng tắm riêng và bếp, 60% người lớn có trình độ sau trung học.

Nhóm này có thu nhập đủ cao để trang trải cho các nhu cầu thiết yếu hàng ngày, vượt qua các cú sốc thu nhập, và vẫn còn lại đủ cho các chi tiêu bổ sung cần thiết.

Nghiên cứu mới công bố của World Data Lab (Anh) cho biết trong thập kỷ qua, Việt Nam ở nhóm các nước tăng số người thuộc tầng lớp trung lưu nhanh nhất thế giới. Cơ quan này Việt Nam sẽ có thêm 23,2 triệu người thuộc tầng lớp trung lưu vào năm 2030.

Theo tiêu chuẩn của tổ chức này, tầng lớp trung lưu là những hộ gia đình có mức chi tiêu bình quân đầu người từ 11 đến 110 USD một ngày (khoảng 0,25-2,5 triệu đồng). Đến 2030, Việt Nam đứng thứ thứ ba tại Đông Nam Á về lượng người thuộc tầng lớp trung lưu tăng thêm, sau Indonesia với 75,8 triệu người và Philippines với 37,5 triệu người.

Mô tả ảnh

 

Mô tả ảnh
 

rong một bài phát biểu trước Quốc hội vào cuối năm 2020, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc - khi đó là Thủ tướng - đã nhắc đến Hàn Quốc để nói về sự gia tăng mạnh mẽ của tầng lớp trung lưu ở Việt Nam.

Ông dự báo tầng lớp trung lưu Việt Nam đến 2045 chiếm trên 50% dân số, tức tương đương dân số Hàn Quốc hiện nay - đất nước được ví von thuộc nhóm “4 con hổ châu Á”. Hàn Quốc cũng là một ví dụ điển hình trên thế giới cho việc tận dụng triệt để sự gia tăng trưởng tầng lớp trung lưu để phát triển kinh tế quốc gia trong dài hạn.

Nhiều học giả trên thế giới thường nhắc đến Hàn Quốc và Brazil như 2 ví dụ điển hình về việc một quốc gia có thể tận dụng sự gia tăng tầng lớp trung lưu để tạo ra động lực phát triển mạnh mẽ. Nói cách khác tầng lớp trung lưu có quan hệ chặt chẽ với sự phát triển kinh tế quốc gia.

Theo đó, Hàn Quốc và Brazil là 2 quốc gia có tốc độ phát triển tương đương nhau trong những năm 1960, 1970, với tốc độ tăng trưởng trung bình là 5,6% cho Brazil và 6,5% cho Hàn Quốc. Cả Brazil và Hàn Quốc đều đã trở thành nước có thu nhập trung bình vào giai đoạn 1980.

Tuy nhiên, cơ cấu phát triển ở 2 quốc gia này là khác nhau. Nếu như Hàn Quốc được đặc trưng bởi có sự đồng thuận và phát triển mạnh mẽ của tầng lớp trung lưu, thể hiện qua việc hơn một nửa dân số của quốc gia này gia nhập tầng lớp trung lưu vào những năm 1980.

Mô tả ảnh

 

Khi đó, nền kinh tế Hàn Quốc có khả năng đáp ứng nhu cầu nội địa cao, cũng như tận dụng được lợi thế từ vốn tri thức trong nước để hội nhập cũng như leo lên các thang bậc cao hơn trong chuỗi giá trị, tạo ra lợi thế trong cung ứng dịch vụ và công nghệ chất lượng cao.

là Hàn Quốc đã chứng kiến tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ trong 2 thập kỷ liền sau. Ngày nay, hơn 94% dân số Hàn Quốc thuộc tầng lớp trung lưu, và nước này là một trong những quốc gia có nền kinh tế phát triển hàng đầu thế giới.

Trong khi đó, Brazil không thể tạo ra sự chuyển đổi sang nền kinh tế dựa trên sự đổi mới, sáng tạo khi quy mô của tầng lớp trung lưu tại đây quá nhỏ.

Brazil có đặc trưng là mức độ bất bình đẳng cao, quy mô tầng lớp trung lưu nhỏ vào đầu những năm 1980 (chỉ chiếm khoảng 28% dân số cả nước), nhu cầu tiêu thụ nội địa giữ ở mức thấp trong những thập kỷ liền sau. Nước này cũng thiếu các kỹ năng cần thiết cho tăng trưởng sản xuất, nền kinh tế phụ thuộc vào xuất khẩu hàng hóa.

Do đó, tốc độ tăng trưởng của Brazil sau những năm 1980 thấp hơn Hàn Quốc rất nhiều. Và ngày nay, GDP bình quân đầu người của Brazil ít hơn một nửa so với Hàn Quốc. Trong khi đó, mức độ bất bình đẳng trong xã hội cao, đồng thời, tăng trường tầng lớp trung lưu chậm, nhóm này hiện nay chiếm chưa tới một nửa dân số Brazil.

Theo các học giả thế giới, tầng lớp trung lưu đóng vai trò quan trọng trong xã hội và được cho là động lực của tăng trưởng. Nhân tố then chốt thúc đẩy phát triển kinh tế trong thế kỷ 19 tại châu Âu và Vương quốc Anh chính là tầng lớp trung lưu đông đảo tại các quốc gia này.

Một trong những tác động tích cực của tầng lớp trung lưu tới phát triển và tăng trưởng kinh tế chính là tăng cầu . Sức tiêu thụ của tầng lớp trung lưu toàn cầu trong năm 2020 có thể đạt tới 43.000 tỷ USD - và được coi là “nhóm tiêu dùng thống trị thị trường hàng hóa”.

Theo ThS Phan Văn Thanh, Viện Kinh tế và Quản lý (Đại học Bách khoa, Hà Nội), sự phát triển của tầng lớp trung lưu không chỉ có mối liên hệ tích cực, trực tiếp với tăng thu nhập bình quân đầu người, thúc đẩy phát triển kinh tế, mà còn góp phần thúc đẩy quá trình tích lũy vốn nhân lực, giúp lan tỏa phát triển cả các lĩnh vực khác trong xã hội.

Mô tả ảnh
Nguồn: Theo ĐSVN
0.31113 sec| 1901.477 kb